Cách đây khoảng một tháng, ông Gerry Ritz, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Canada đã dẫn đầu đoàn chuyên gia ꧟nghiên cứu và tiếp thị thịt bò đến Việt Nam. Ông cho biết, nơi đây được chọn là điểm đến đầu tiên trong chiến lược quảng bá thịt bò Canada tại mộ꧙t số thị trường tiêu thụ trọng điểm của châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Các chuyên gia trong lĩnh vực súc sản của Canada cũng bày tỏ, họ thấy rõ tiềm năng tiêu thụ thịt bò tại Việt Nam khi doanh số nhập khẩu thịtꦍ bò từ Australia và Mỹ về nơi đây trong năm 2014 đạt gần 400 triệu USD. Khác với bò Australia, bò New Zealand thường được nuôi bằng cỏ, hay bò Mỹ nuôi chủ yếu bằng bắp… điểm mạnh của thịt bò Canada được tiếp thị chính là quy trình nuôi bằng ngũ cốc nên được đánh giá có chất lượng thịt ngon và nhiều khác biệt. Ngoài ra, với mức giá trung bình từ 5-18 USD một kg (tương đương từ 105.000-365.000 đồng một kg) tùy từng loại thịt, các nhà xuất khẩu thịt bò Canada cho rằng, sản phẩm của họ hoàn toàn có thể cạnh tranh với các sản phẩm thịt bò đang chiếm đa số tại thị trường Việt Nam.
Mới đây, Tổ chức các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp thịt (UPEMI) tiếp tục công bố chiến dịch tiếp thị thịt từ Ba Lan và các nước châu Âu vào Việt Nam, Mỹ và Hàn Quốc. Chiến dịch này kéo dài ꦓđến năm 2016. Theo UPEMI, doanh số xuất khẩu thịt từ châu Âu vào Việt Nam tăng trưởng quá ấn tượng. Chỉ trong hai năm (2012-2014), thịt (chủ yếu là thịt heo) và các sản phẩm từ thịt của khối này xuất sang Việt Nam đã đạt tổng giá trị 3,3 triệu USD, tăng tới bảy lần; riêng thịt heo từ Ba Lan tăng từ 121 tấn (năm 2012) lên 830 tấn (2014).
Con số các doanh nghiệp châu Âu được phép xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt vào Việt Nam cũng đã vượt mốc 100 doanh nghiệp. Các nhà chăn nuôi, chế biến thịt trong nước e ngại, không bao lâu nữa Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được ký kết, hàng rào thuế quan đượ💞c bãi bỏ, lúc đó thịt và các sản phẩm từ thịt sẽ còn vào ồ ạt hơn. "Các nhà xuất khẩu thịt chỉ quan t𝐆âm đến nhu cầu người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu, và chúng tôi xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó…”, ông Wieslaw Rozanski, Chủ tịch UPEMI nói.
Với thịt bò, các nhà xuất khẩu thịt Ba Lan cho rằng, hiện tại với mức nhập tới 200.000 con bò thịt từ Australia vào Việt Nam mỗi năm, các nhà xuất khẩu thịt bò Ba Lan và một số nước châu Âu sẽ rất 💮khó “chen chân” để cạnh tranh. “Tuy nhiên chúng tôi nghiên cứu nhu cầu để tìm kiếm một phân khúc phù hợp”, ông Mariuz Boguszewski, đại diện Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội khẳng định.
Theo PGS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệ𒉰p hội chăn nuôi Việt Nam, trước đây việc tiêu thụ thịt các loại chủ yếu được người dân mua tại các chợ. Họ thường có quan niệm thịt ở chợ được giết mổ buổi sáng hàng ngày là thịt tươi. Tuy nhiên, với việc phát triển nhanh của hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm hiện đại thì thói quen này dầ✤n thay đổi. Thịt tươi đối với nhiều người tiêu dùng bây giờ được hiểu là thịt được bảo quản, giết mổ ở cơ sở có uy tín, an toàn. Thói quen tiêu dùng thay đổi cũng là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu thịt nắm bắt và đáp ứng theo nhu cầu đó.
Bà Agnieszka Rózanska, chuyên gia của UPEMI cho hay, tổ chức này nắm rõ thói quen của người Việt là tiêu thụ thịt tươi đồng thời cũng nắm rõ sở thích. Quy định thịt tươi ở EU khác với Việt Nam. Thịt được coi là tươi khi giữ chất lư🌞ợng tốt sau giết mổ từ 14-21 ngày. Họ chọn "dòng sản phẩm" khác từ thịt để đưa vào Việt Nam theo phương pháp đông lạnh, thời gian bảo quản 18 tháng, đáp ứng tiêu chuẩn ngặt nghèo của EU. "Chúng tôi biết rất rõ, thị trường Việt Nam rất chuộng xương ống heo, thịt thăn, ba rọi…”, bà Agnieszka Rózanska cho hay.
Theo một lãnh đạo Công ty C.P Việt Nam (Tập đoàn C.P Thái Lan), trước đây thói quen tiêu dùng thịt của người Thái cũng giống với người Việt, nhưng dần thay đổi khi chính cơ quan thú y quy định quản lý chặt nguồn thực p♎hẩm tươi sống🌠 này. Từ chỗ heo, bò, gà giết mổ đem ra chợ, hiện nay quy trình giết mổ, tiêu thụ được giám sát chặt chẽ hơn nhằm loại bỏ những lo lắng về sử dụng chất cấm, thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ…
Rõ ràng, khái niệm thịt tươi đã có nhiều thay đổi, và có thể lý giải vì sao thịt đông lạnh nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam và thắng thế. 🃏Trong khi đó, chất lượng nguồn thịt trong nước đang có nhiều điều cần bàn. Việc không tự túc được nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp phải thu mua từ người chăn nuôi nhỏ lẻ khắp nơi dẫn đến khó k𝄹iểm soát chất lượng như gia súc bị bơm nước, dư lượng kháng sinh, sử dụng nguồn thức ăn không rõ nguồn gốc…
Theo Phụ nữ thành phố