Ngành công nghiệp khai thác Bitcoin đang trong giai đoạn khó khăn khi đồng BTC rơi về vùng giá 20.000 USD, trong khi chi phí năng lượng ở Bắc Mỹ, châu Âu tăng kỷ lục. Các cơ quan quản lý nhiều quốc gia cũng bắt đầu kiểm soát hoạt động đào tiền số. Theo hội đồng khai thác Bitcoin (BMC), mức tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp khai thác Bitcoin đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều công ty đã phải bán bớt máy đào, số khác nộp đơn xin phá sản. Nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt nhóm thợ đào tập trung vào các giải pháp năng lượng sạch.
Những thợ đào ăn nên làm ra
Theo Matthew Schultz, Chủ tịch điều hành của CleanSpark, khai thác Bitcoin là cách duy nhất để tiết kiệm chi phí năng lượng - điều khác biệt của CleanSpark với các công ty khai thác tiền số khác. Lý do là họ hợp tác với một số thành phố như Georgia và Texas để mua năng lượng tái tạo dư thừa. "Các thành phố này v💫ề cơ bản đã𒈔 trở thành nhà cung cấp điện của chúng tôi", Schultz nói. Bằng cách đó, ông tin "mùa đông Bitcoin" sẽ tác động đến công ty theo cách hoàn toàn tích cực.
Hoạt động hiệu quả của CleanSpar🎶k còn nhờ khả năng phân tích thị trường của đội ngũ lãnh đạo. Năm ngoái khi giá BTC lên 69.000 USD và thị trường khan hiếm máy đào, các đơn hàng phải đặt trước cả năm mới có. Khi đó, Schultz cho rằng, thay vì đặt cọc tiền và tận năm sau mới được giao máy, họ quyết định bán Bitcoin khi giá ở mức 69.000 USD và giữ tiền mặt. Khi cơn sốt card đồ họa qua đi, họ tiếp tục mua máy đào giá rẻ để vận hành. Với khoản tiền mặt dự trữ, họ thậm chí mua được các cơ sở khai thác đã tính toán sai và không trụ được trước "mùa đông Bitcoin".
"Chúng tôi đang mua các giàn khoan với giá 17 USD cho mỗi terahash (TH/s), trong khi đó một năm trước, con số này lên đến 100 USD", Scott Offord, chủ sở hữu đơn vị cu𒈔ng cấp thiết bị khai thác tiền số Scott's Crypto Mining, cho biết. Gía máy đào giờ đã rất rẻ do giá Bitcoin xuống thấp, nhiều nhóm thợ đào ồ ạt thanh lý. Có những cỗ máy thậm chí chưa được khui hộp đã được chủ sở hữu bán để cắt lỗ, một số bị bán theo diện siết nợ.
Theo Andy Long, CEO công ty khai thác Bitcoin White Rock Management, nhiều thợ đào buộc phải bán máy để trang trải các khoản nợ do lỡ mua máy với giá quá cao. Ông c🅺ho biết công ty mình không chỉ hoạt động ở Texas mà còn tiếp tục mở rộng quy mô ở Thụy Điển - nơi các dàn máy đào được cung ꦡcấp năng lượng 100% từ thủy điện.
Những thợ đào phải bán mình
Tuy nhiên không phải thợ đào nào cũng tính toán hợp lý như Schultz và Long. Elliot David, đại diện tổ chức Giao thức Bitcoin bền vững, nói phần lớn thợ đào đang đối mặꦦt nguy cơ phá sản.
Jona𒉰than Bates, CEO của công ty khai thác tiền điện tử BitMine, cho biết thời gian tới họ sẽ chỉ tập trung vào việc tự khai thác thay vì cung cấp dịch vụ cho thuê xưởng đào. "Với việc giá ASIC giảm mạnh, chúng tôi thấy việc tự khai thác dựa 💦trên các thiết bị mình có tốt hơn là cho thuê nhà xưởng dịch vụ", ông nói.
Trong thông báo hôm 19/10, Bitmine cho biết đã đồng ý mua lại một số máy khai thác ASIC từng bán cho công ty khai thác tiền số TCC. Cụ thể, trong😼 hợp đồng trước đó, Bitmine đã bán cho công ty này 70 mẫu Antminer T-17 với giá 175.000 USD và 25 mẫu Whatsminers với giá 162.500 USD. Tổng giá trị đơn hàng là 337.500 USD. Giờ họ sẽ chi 62.500 USD cho 25 chiếc Whatsminers và 144.000 USD cho 70 chiếc Antminer TY-17.
Ngoài ra, nhiều đối tác khác của Bitmine cũng thông báo trả lại đơn hàng đã đặt và hy vọng công ty cཧó thể thu mua lại do họ không còn đủ khả năng chi trả và vận hành xưởng ♏đào.
Tương lai của khai thác tiền điện tử
Với những tín hiệu trái ngược từ thợ đào, David tin ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đang đứng trước ngã b✤a đường. "Thợ đào sẽ phải đa dạng hóa nguồn thu và tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch nếu muốn hoạt động lâu dài và linh hoạt về tài chính", David lưu ý.
Trong khi đó, Offord cho rằng các thợ đào đang tìm kiếm cơ hội ở những nơi có năng lượng dư thừa như điện mặt trời hoặc năng lượng sinh học ở các trang trại. Trong tương lai, họ không chỉ tập trung x👍ây dựng xưởng đào Bitcoin mà phải nghĩ đến mô hình🌜 bền vững để giảm thiểu lượng carbon.
Ngoài tính bền vững, David chỉ ra các quy định pháp lý cũng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với thợ đào, đặc biệt ở Mỹ. "Thợ đào ng♓ày càng nhận thức rõ họ buộc phải điều chỉnh chính mình trước khi các cấp chính quyền can♌ thiệp vào", ông cho hay.
Khương Nha (theo Coin Telegraph)