Thống kê giai đoạn từ tháng 9/2021 đến 1/2022, vừa được 🐓Đại học Cambridge công bố, cho thấy chỉ số hashrate - sức mạnh tính toán của các mạng Bitc𝓡oin - đã có biến động mạnh. Trong đó, Trung Quốc đã bị cấm các loại hình khai thác loại tiền số này từ lâu nhưng vẫn xếp thứ hai toàn cầu.
Cụ thể, sau lệnh cấm khai thác Bitcꦫoin vào tháng 6/2021, tỷ lệ hashrate ở Trung Quốc sụt mạnh về 0 trong suốt hai tꦰháng sau đó. Tuy nhiên đến tháng 9, chỉ số này bất ngờ tăng lên 30,47 terahash mỗi giây (TH/giây), đưa Trung Quốc trở thành khu vực đứng thứ hai toàn cầu, chiếm 22,29% tổng thị trường.
Trong các tháng tiếp theo, chỉ số hashrate tại nước này chỉ biến động n♎hẹ và giữ vững vị trí thứ hai. Tính đến cuối tháng 1, Trung Quốc vẫn là trung tâm khai thác Bitcoin lớn với 21,11%.
Theo đánh giá của CoinDesk, chỉ số hashrate phục hồi cho thấy nhiều thợ đào Bitcoin ở nജước này vẫn🐟 lén khai thác tiền số bất chấp lệnh cấm. Thay vì công khai như trước, họ tìm cách lách luật bằng cách ẩn địa chỉ IP trên các máy chủ proxy, sử dụng điện lưới riêng để tránh sự nhòm ngó của chính phủ, thậm chí xây dựng mỏ đào dưới lòng đất ở những vùng hẻo lánh để không bị phát hiện.
Tính đến tháng 4/2021, Trung Quốc chiếm tới 46% hoạt động của mạng lưới Bitcoin toàn cầu, trong khi Mỹ đứng thứ hai với 16,8%. Lệnh cấm ๊của Bắc Kinh đã khiến các hoạt động khai thác tiền số gần như ngừng ngay lập tức. Các dàn "trâu cày" sau đó được thợ đào vận chuyể𝐆n đi khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là qua Mỹ và Kazakhstan.
Ngoài Trung🅠♔ Quốc, một số nơi như Kosovo, Kazakhstan và Iran cũng đang siết các hoạt động khai thác Bitcoin.
Theo số liệu của Đại học Cambridge, Mỹ hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động🌞 đào Bitcoin với 37,84% tính đến tháng 1 với năng lực khai thác tăng từ 42,74 EH/giây vào tháng 8/2021 lên 70,97 EH/giây đầu năm nay. Các nước còn lại là Kazakhstan đứng thứ ba với 13,22%, Canada đạt 6,48% và Nga là 4,66%.
Bảo Lâm (theo Fortune)