Các đại sứ NATO hôm 18/5 gặp nhau với mục đích mở cuộc thảo luận ngay vào ngày Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập. Tuy nhiên, đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn nỗ lực đàm phán, nói rằng nước này vẫn cần làm việc về một số vấn đề, các nguồn tin giấu tên nói với Washington Post.
Một quan chức Thổ 🧜Nhĩ Kỳ cũng xác nhận nước này đã chặn tiến trình đàm phán về việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, song nhấn mạnh Ankara không chặn triển vọng gia nhập liên minh của hai nước Bắc Âu.
"Chúng tôi không nói rằng họ không thể thành tꦏhành viên NATO", quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói, thêm rằng nước này chỉ đang mong muốn đạt được một thỏa𒁃 thuận phù hợp.
Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu NATO có thể thông qua giai đoạn đầu tiến trình xin gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan trong 1 - 2 tuần, như Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã nêu hay không. Điều này cũn💧g tạo tiền đề cho căng thẳng ngoại giao giữa các nước thành viên NATO.
NATO hiện chưa bình luận về thông tin. Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển cũng chưa lên tiến🍬g.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu từng yêu cầu Thụy Điển và Phần Lan phải ngừng hỗ trợ các nhóm bị nước này coi⛎ là khủng bố nếu muốn gia nhập N🍌ATO.
Ankara trước đó khẳng định bất cứ nước nào xin gia nhập NATO đều phải công nhận lo ngại của nước này với các nhóm dân quân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq. Đây là một trong những vấn đề gây căng thẳn🌳g nhất trong nội bộ NATO, bởi các nước thành viên đều coi đảng Công nhân người Kurd (PKK) là tổ chức khủng bố trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng ủng hộ và cung cấp vũ khí cho dân quân người Kurd ở Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Quá trình phê chuẩn đơn xin gia nhập của hai nước Bắc Âu có thể kéo dài khoảng một năm, dù Phần Lan và Thụy Điển được cho là đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đ🐽ể trở thành thành viên NA🌌TO.
Trước khi quyết định xin gia nhập NATO, Phần Lan đã duy trì chính sách không tham gia liên minh quân sự 75 năm trong khi Thụy Điển🥃 thực hiện chính sách này suốt hai thế kỷ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/5 nói rằng việc mở rộng NATO thực sự "là một vấn đề", cho rằng động thái này là vì lợi ích của Mỹ. Nꩵgoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong khi đó cho biết việc Phần Lan và Thụy Điển tham gia NATO sẽ không tạo ra nhiều khác biệt, nhấn mạnh Moskva sẽ quan sát cách NATO sử dụng lãnh thổ của hai quốc gia Bắc Âu để "đưa ra kết luận của mình".
Ngọc Ánh (Theo Washington Post/Financial Times)