Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng sau khi Ankara bắn rơi cường kích Su-24 của Moscow ở biên giới Syria hôm 24/11. Theo Stratfor, căng thẳng với Nga có thể mang lại nỗi đau kinh tế lớn cho người Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh v♋ực năng lượng.
Trong động thái trả đũa đầu tiên về năng lượng, Nga hôm 3/12 tu👍yên bố đình chỉ công tác chuẩn bị cho dự án đường ống khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án này được thiết kế để chuyển khí đốt Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen, và sau đó tiếp tục đến Nam Âu, mà không cần đi qua Ukraine.
Không giống như dầu, than đá hoặc lúa mì - có thể dễ dàng tìꦆm n꧅hà cung cấp thay thế, Thổ Nhĩ Kỳ không có bên thay thế nhanh chóng và đáng tin cậy cho khí đốt tự nhiên - nguồn năng lượng quan trọng cho công nghiệp và sinh hoạt.
Nga cung cấp khoảng 🐠55%, tức là khoảng 27 tỷ m3 trong nhu cầu 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ qua hai đường ống dẫn, mỗi đường có công suất 16 tỷ m3, là Blue Streaꦯm (Dòng chảy Xanh lam), chạy trực tiếp từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen; và đường ống Gas-West đi qua Ukraine, Romania và Bulgaria trước khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa đóng cửa eo biển với Nga và Nga cũng chưa cắt nguồn khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng ngay cả như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tập trung hơn vào an ninh năng lượng khi đang trong thế đối đầu với Nga. Theo Hurriyet Daily News,🐬 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần trước tuyên 🍌bố có thể tìm nguồn thay thế cho dầu và khí đốt Nga. "Có thể tìm nhà cung cấp khác", ông nói.
Tuy nhiên, theo Stratfor, Thổ Nhĩ Kỳ không có giải pháp nhanh chóng để xử lý khủng hoảng năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có hai kho cảng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), tại Marmaraereğlisi (công suất 8,2 tỷ m3/năm) và Aliaga (công suất 5 tỷ m3/năm). Với lượng nhập khẩu và trữ lượng LNG hạn chế (3 tỷ m3), Thổ Nhĩ Kỳ có ⛎nhiều việc phải làm và phải đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, quá trình nà🎀y có thể kéo dài vài năm.
Phức tạp
🌄 Những lựa chọn của Ankara để thay thế khí đốt Nga cũng có những điểm phức tạp riêng về chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu khoảng 20% khí đốt tự nhiên từ Iran. Mức nhập khẩu này có thể tăng khi Iran bắt đầu củng 🐬cố ngành năng lượng của mình sau nhiều năm bị trừng phạt, tuy nhiên, việc này sẽ mất thời gian đáng kể.
Không chỉ có vậy, việc mở rộng quan hệ năng lượng với Iran sẽ mang đến rủi ro cho Thổ Nhĩ Kỳ. Iran ngày càng là thách thức địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ, giống như Nga. Khi Thổ Nhĩ Kỳ càng quyết đoán ở Trung Đông, thì sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Syria và Iraq giữa nước🅘 này với Iran sẽ càng tăng.
Cạnh tranh Iran - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng làm phức tạp thêm tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ với khu tự trị người Kurd ở Iraq, nơi Tổng thống Erdog🧔an đã phát triển quan hệ kinh doanh chặt chẽ với lãnh đạo đảng Dân chủ người Kurd Massoud Barzani. Thổ Nhĩ Kỳ giúp ông Barzani phát triển một con đường xuất khẩu dầu độc lập, và đang lấy đà để làm điều tương tự với khí đốt tự nhiên, nhằm nuôi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.ಞ
Nhưng sự sụp đổ trong tiến trình hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ v🌳ới đảng Công nhân người Kurd (PKK) và một khoảng trống quyền lực ở miền bắc Syria sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ càng quyết liệt hơn trong việc vươn ra bên ngoài biên giới của mình với Syria và Iraq.
Việc phát triển con đường xuất khẩu dầu và tiến tới là khí đốt giúp Ankara có ảnh hưởng lớn với khu tự trị người Kurd ở Iraq, nhưng Barzani và các đồng minh của ông này cũng đang làm ăn với kẻ thù Thổ Nhĩ Kỳ là PKK. Chiến binh PKK cũng thường đến khu tự trị người Kurd ở Iraq để tị nạn. Cùng lúc đó, Thổ Nh💃ĩ Kỳ đang từng bước mở rộng dấu 🅷chân quân sự của mình vào khu tự trị người Kurd ở Iraq. Điều này tạo ra cơ hội dễ dàng cho Iran và Nga để khai thác sự chia rẽ trong người Kurd, nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara cũng đang cố gắng tiếp cận thị trường năng lượng đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, kế hoạch xuất khẩu khí đốt ngoài kh🍌ơi của Israel và Cyprus (Síp) đều đang bị trì🐽 hoãn vì những trở ngại trong xuất khẩu và pháp lý.
Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar hôm 2/12 đã họp và ký kết một chục hiệp định gắn kết hai nước trong một số lĩnh vực, trong đó có năng lượng. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rất lạc quan về động thái này. Có một số ý kiến cho rằng LNG nhập khẩu từ Qatar có thể thay thế 27 tỷ m3 khí đốt tự nhiên nhập khẩu hàng năm từ Nga. Trang web Radikal nhắc đến thỏa thuận này và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm được nguồn thay thế khí đốt Nga. Nhật báo HaberTurk gọi đây là biện pháp "phủ đầu", trước ng𒀰uy cơ Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt 🔯cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng al-Monitor đánh giá rằng điều này khó có thể thành hiện thực. Với cơ sở hạ tầng hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ cho việc khí hoá (làm nóng LNG để biến nó trở lại trạng thái khí) và lưu trữ LNG. Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất khí hóa LNG hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ không vượt quá 14 tỷ m3 và khả năng lưu trữ LNG của nó chỉ khoảng 3 tỷ m3, tương đương dưới 5% nhu cầu của đất nước. Với cơ sở vật chất như thế này, thì trong kịch bản thuận lợi nhất, khi giao dịch khí đốt với Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể đáp ứng được 20% 𒉰nhu cầu khí đốt.
Nguồn năng lượng thích hợp về địa chính trị nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ là Azerbaijan. Nước này chuẩn bị chuyển 6 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đến Thổ Nh💞ĩ Kỳ bắt đầu từ năm 2019, thông qua đường ống Trans-Anatolian.
Việc này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm sự phụ thuộc của mình vào năng lượng Nga khoảng 12%, nhưng Ankara vẫn sẽ cần phải tìm những phương án khác để thực sự thoát khỏi sự phụ thuộc vào Moscow. Khu vực Caucasus, cũng giống như Trung Đông, sẽ trở thành một đấu trường lớn cho cạnh tranh ảnh tranh ảnh hưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga. Moscow đã nỗ lực để kéo Baku lại gần đi🦹ện Kremlin thông qua vận động ngoại giao và sẽ làm những gì họ có thể để cản trở kế hoạch thiết lập liên kết năng lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.
Al-Monitor cũng nhận xét Thổ Nhĩ Kỳ có thể không cần phải thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, vì hợp đồng đã ràng buộc pháp lý hai nước với nhau trong ít nhất 10 n🧜ăm tới. Nền kinh tế Nga phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt và khó có khả năng họ để mất Thổ Nhĩ Kỳ, khách hàng lớn thứ hai của họ.
"Nếu Gazprom ngừng chuyển khí đốt 🍨tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ, danh tiếng của chúng tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn hại", Alexey Miller, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng lớn nhất Nga Gazprom, tuần trước, nói. "Chúng tôi hy vọng kịch bản 📖đó sẽ không phải xảy ra".
Phương Vũ