"Chúng tôi sẽ không cho phép lãnh hải Hy Lạp mở rộng dù chỉ là một h🐻ải lý trên biển Aegean, đừng nói là 12 hải lý", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết trong cuộc họp báo cuối năm ngày 29/12 tại Ankara, nhắc đến việc Athens muốn mở rộng lãnh hải quanh đảo Crete lên 12 hải lý.
Ông Cavusoglu dẫn lại tuyên bố của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ năm 1995, theo đó, nếu Hy Lạp mở rộng lãnh hải trên biển Aegean vượt 6 hải lý, cơ quan này sẽ cho phép chính phủ sử dụng "mọi quyền lực", kể cả sức mạnh quân sự, đ🎃ể bảo vệ lợi ích của Ankara.
"Chúng tôi cảnh báo Hy Lạp thêm một lần ♌nữa. Đừng sa vào chủ nghĩa anh hùng giả tạo, tin những bên có thể chống lưng cho mình. Đừng theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu. Kết thúc sẽ không có hậu", ông Cavusoglu nói thêm, khẳng định tuyên bố năm 1995 củ🔴a quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ "vẫn có hiệu lực".
Luật hàng hải quốc tế cho phép Hy Lạp mở rộng lãnh hải lên 12 hải lý. "Hy Lạp sẽ không bị đe dọa hay khủng bố", người phát ngôn chính phủ Hy Lạp Giannis Oikonomou cùng ngày tuy💦ên bố, đáp lạ🐻i cảnh báo từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Oikonomou trước đó cho biết chính phủ Hꦺy Lạp hành động theo luật pháp quốc tế và "lợi ích quốc gia là yếu tố quyết định duy nhất".
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, các quốc gia có quyền thiết lập lãnh hải không quá 12 hải lý (22 km) từ đường cơ sở được xác định dựa trê✃n công ước. Điều này đồng nghĩa Hy Lạp có thể tuyên bố chủ quyền với hơnꩲ 72% diện tích biển Aegean nằm giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ không tranh cãi về quyền thiết lập lãnh hải xung quanh các đảo, nhưng phản đối áp dụng phạm vi 12 hải lý và dọa có hành động quân sự nếu Hy Lạp thực hiện quyền của họ theo UNCLOS. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ b🐬iển và 6 hải lý với các đảo thuộc chủ quyền trên biển Aegean.
Giới chức Bộ Ngoại giao Hy Lạ🔥p hồi tháng 10 tuyên bố có thể hoàn tất trong vài tuần những công việc mang tính kỹ thuật để mở rộng lãnh hải lên 12 hải lý về phía nam và đông của đảo Crete. Điều này đồng nghĩa Athens có thể ra quyết định trước cuộc bầu cử quốc vào tháng 7/2023.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, đều là thành viên NATO, gần đây trở nên căng thẳng sau khi Ankara nhiều lần cáo buộc Athens chiếm các♋ đảo tranh chấp ở bi💮ển Aegean.
Tổng thống Tayyip Erdogan hồi đầu tháng từng cảnh báo tên lửa Tayfun của💃 Thổ Nhĩ Kܫỳ có thể đánh trúng thủ đô Athens nếu Hy Lạp "mất bình tĩnh" trong tranh chấp lãnh thổ. Cả hai nước đều sẽ tổ chức bầu cử vào mùa hè 2023.
Như Tâm (Theo Politico, Anadolu Agency)