"Tôi đề nghị quốc hội 𒁃cho triển khai nhiệm vụ nhằm thành lập một trung tâm liên hợp với Nga và thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói trước quốc hội hôm 16/11, thêm rằng nhiệm vụ này sẽ có thời hạn một năm và quy mô do ông quyết định.
Phát biểu được đưa ra sau 🃏các cuộc họp dài hai ngày giữa Erdogan với quan chức Nga tại thủ đô A🐲nkara, trong đó hai bên thảo luận phương án thực thi lệnh ngừng bắn do Nga khởi xướng giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Thỏa thuận đình chiến được Armenia ký với Azerbaijan hôm 9/11, chấm dứt cuộc xung đột ác liệt trong 6 tu🦄ần khiến hàng nghìn người chết tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao 🐻thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Yerevan cũng đồng ý chuyển giao quyền kiểm soát một số khu vực trong vùng xung đột cho Baku, trong đó có thành phố Shusha lớn thứ hai Nagorno-Karabakh và được coi là "thủ đô văn hóa" của Azerbai♎jan.
Tuy nhiên, Moskva từng nhiều lầnꩲ nhấn mạꦐnh Ankara sẽ không được triển khai binh sĩ tới khu vực này, mà chỉ được cử quan sát viên tới trung tâm gìn giữ hòa bình do Nga thiết lập trong khu vực.
Giới chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua ảnh ♑hưởng khu vực ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hỗ trợ đắc lực cho Azerbaijan trước và trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đối thoại với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất 4 lần kể từ khi xung đột nổ ra tại Nagorno-Karabakh.
Khu vực này từng được coi là "sân sau" của Nga, nơi Mos🔯ka có tiếng nói mang tính định đoạt đối với những bất đồng âᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚm ỉ giữa các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô. Tuy nhiên, 6 tuần giao tranh đẫm máu giữa Armenia và Azerbaijan cho thấy ảnh hưởng của Nga ở khu vực đã suy giảm đáng kể, trong khi ảnh hưởng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ đang gia tăng.
Vũ Anh (Theo AFP)