Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan ngày 3/6 bắt đầu chuyến thăm ba ngày đến Trung Quốc. Tại sự kiện ở Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) tại Bắc Kinh, khi được hỏi liệu Ankara muꦏốn gia nhập BRICS hay không, ông Fidan đáp: "Tất nhiên là chúng tôi muốn, tại sao lại không chứ?".
BRICS là nhóm các nền kinh t𝓡ế mới nổi chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Khối này thành lập năm 2009 với 4 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, kết nạp Nam Phi một năm sau đó.
Theo ông Fidan, khối BRICS có tiềm năng trở thành "lựa chọn thay thế phù hợp" cho Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đang nỗ l🍌ực gia nhập EU, nhưng vấp phải sự phản đố🐬i của một số quốc gia thành viên khối này.
"Chúng tôi không bỏ ✃qua lựa chọn thay thế này. Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng và chắc chắn muốn trở thành thành viên BRICS, hãy xem mọi thứ diễn biến ra sao trong năm nay", ông Fidan nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng bày tỏ quan tâm đến việc giꦯa nhập BRICS tại hội nghị thượng đỉnh của khối này ở Johannesburg năm 2018, song đến nay chưa có bất kỳ 𝓡tiến triển nào.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4/6 hoan nghênh phát biểu của ông Fidan ở Bắc Kinh, cho biế𒀰t vấn đề sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của🔴 BRICS. Ngoại trưởng Fidan sẽ dự một cuộc họp của BRICS ở Nga tuần sau.
Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NAT🍸O, gần đây bị các đồng minh phương Tây chỉ trích vì mối quan hệ gần gũi với Nga, thậm chí một số đồng minh cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang "xoay trục" khỏi khối. Ankara bác bỏ, khẳng định vẫn là "thành viên tận 🔥tâm" của NATO và duy trì mục tiêu trở thành thành viên chính thức của EU.
Đức Trung (Theo Reuters, TASS)