"Chúng tôi có thể đảm nhận vai trò hòa giải và chúng tôi đã thảo luận đề xuất này với cả hai bên", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan hôm nay phát biểu với báo chí tại sân bay quốc tế Istanbul trước khi lên đường tới Argentina dự hội nghị thượng đỉnh G20, theo AFP.
Tuyên bố trên được💦 Erdogan đưa ra sau cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Erdogan cũng🎃 đã trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Cả Putin và Poroshenko đều đề nghị như vậy trong cuộc điện đàm. Chúng tôi sẽ chuyển đề xuất của Ukraine tới Putin trong cuộc gặp tại Argentina",❀ Erdogan nói, nhấn mạnh thêm rằng vấn đề cũng sẽ được thảo luận trong các cuộc thảo luận của ông với Trump ở Buenos Aires.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga được tăng cường từ giữa năm 2016 sau khi cả hai nước đều bất đồng với phương Tây trong nhiều vấn đề. Ankara đang phối hợp chặt chẽ với Moskva trong cuộc xung đột Syria cũng như thúc đẩy việc mua cáꩲc hệ thống phòng không tiên tiến của Nga. Tuy nhiên, Erdogan cũng luôn tìm cách nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống với Ukraine.
Nga bắt ba tàu chiến và 24 thủy thủ Ukraine ở gần eo biển Kerch hôm 25/11, cáo buộc họ xâm phạm lãnh hải và có hành động nguy hiểm. Moskva tuyên bố việc tàu cảnh sát biển nổ súng khống chế chiến hạm của Kiev là hoàn toàn hợp pháp. Trong khi đó, Ukraine nói rằng tàu của họ hoạt động đúng t♛heo quy định quốc tế. Ukraine áp đặt thiết quân luật tại các vùng giáp biên giới Nga và gần nơi binh sĩ Nga đóng quân.
Putin hôm 28/11 từ chối cuộc điện đàm của Poroshenko vì cho rằng lãnh đạo Ukraine cố tình gây sự cố hải quân để tăng mức tín nhiệm và vượt qua các đối thủ trước cuộc bầu cử vào tháng ba năm sau. Đáp lại, Poroshenko kêu gọi Đức và các quốc gia khác trong NATO sẵn sàng điều các tàu hải quân đến Biển Azov để hỗ trợ Uk🌌raine và cung cấp an ninh.
Đa phần các chính phủ phương Tây bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine, cáo buộc Nga gây hấn. Trump cho 🐻biết Mỹ không tán thành việc Nga và Ukraine leo thang căng thẳng nhưng cũng không trực tiếp chỉ༒ trích hành động của Moskva.
Quan hệ giữa Moskva và Kiev xấu đi sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và phong trào đòi ly khai nổ ra ở miền đông Ukraine từ năm 2014. Chính phủ Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc Nga hỗ trợ vũ khí cho phe ly khai tại tỉnh Donetsk và Lugansk, nhưng Điện 𒐪Kremlin bác bỏ. Chiến sự ở Đông Ukraine đến nay vẫn kéo dài mà chưa bên nào giành được ꦕlợi thế rõ ràng.