"Cả thế giới đánh giá cao chính sách cân bằng mà chúng ta đã thể hiện khi đối mặt cuộc khủng hoảng này. Nếu đất nước do phe đối lập ൲lãnh đạo, không biết chúng ta sẽ trải qua mùa đông này ra sao", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu ở tỉnh miền đông Malatya cuối tuần qua, trong bối cảnh phe đối lập yêu cầu ông chọn phe rõ ràng trong khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn lối tiếp cận khác cá⛦c nước 🌸về vấn đề an ninh năng lượng và sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào về khí đốt. Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành trung tâm khí đốt tự nhiên lớn và có thể là nơi nhiều quốc gia dựa vào trong tương lai.
Trong cuộc họp với đảng C🌞ông lý và Phát triển t𒀰rước đó, ông Erdogan cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo các nước châu Âu có thể tiếp nhận nguồn khí đốt Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành trung tâm khí đốt tự nhiên. Trong cuộc ♋họp gần đây nhất, chúng tôi đã nhất trí với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề này. Chúng tôi sẽ tạo ra một trung tâm tại đây với nguồn khí đốt từ Nga", ông Erdogan nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng trung tâm khí đốt ở nước này cần được thành lập càng sớm càng tốt và địa ♊điểm thích hợp nhất là ở Đông Thrace, phần lãnh thổ nằm ở châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyến dẫn khí duy nhất nối từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp nguồn cung cho châu Âu là TurkStream, bắt đầu từ bờ biển Nga, đi qua Biển Đen và đến vùng Đông Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ, có công suất 31,5 tỷ m3/năm. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, TurkStream cung cấp năng lượng cho số ít quốc🍬 gia châu Âu như Serbia, Hungary, những nước được Nga coi là "thân thiện".
Nhiều nước phương Tây,𒈔 trong đó có Mỹ, không hài lòng về ý tưởng trung tâm khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel😼 kêu gọi các nước đồng minh "đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm phụ thuộc vào Nga".
Tổng thống🥂 Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố việc biến Thổ Nhĩ Kỳ thành trung tâm khí đốt là "vô nghĩa" vì châu Âu đặt mục tiê🐼u cắt giảm nguồn năng lượng Nga.
ꦏThổ Nhĩ Kỳ giữ thái độ trung lập trong suốt cuộc xung đột Ukraine, duy trì quan hệ tốt với Nga và Ukraine, đồng thời hạn chế tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva. Ankara cũng bán máy bay không người lái cho Kiev.
Thổ♒ Nhĩ Kỳ từng hai lần tổ chức đàm phán giữa Nga và Ukraine cũng như cùng Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc mang tính bước ngoặt giữa Moskva và Kiev hồi tháng 7. Ankara còn đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận trao đổi tù nhân lớn nhất giữa Nga và Ukraine, với hơn 200 người được trao trả.
Ngọc Ánh (Theo TASS/UNI)