Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2♎3/1 phê chuẩn nghị định thư xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Quá trình phê duyệt dự kiến hoàn tất trong vài ngày, sau khi Tổng thống Tꦆayyip Erdogan ký thông qua văn kiện.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ giúp Thụy Điển tiến sát cánh cửa gia nhập NATO, khi chỉ cần lá phiếu cuối cùng t♔ừ Hungary. Kết nạp Thụy Điển giúp NATO mở rộng đáng kể lãnh thổ, làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu, khi liên minh có thêm hàng nghìn binh sĩ cùng khí tài quân sự. Với sự tham gia của Phần Lan và Thụy Điển, Nga trở thành quốc gia duy nhất giáp biển Baltic không thuộc NATO, buộc tàu chiến của họ phải đi qua gần bờ biển do liên minh kiểm soát khi trên đường tới Đại Tây Dương.
Sau gần hai năm đe dọa✃ chặn Thụy Điển gia nhập liên minh, sự phê chuẩn của Ankara giúp ൩chấm dứt căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên NATO.
"Đ🌃iều đó gửi thông điệ💟p rằng NATO đoàn kết. Đồng thời, nó cũng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên quan trọng của NATO và họ hành động đúng đắn", Gulru Gezer, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, nói.
Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, chỉ vài tháng sau khi Nga𒁃 mở chiến dịch ở Ukraine. Quyết định đã đặt dấu chấ💞m hết cho chính sách không liên minh kéo dài hàng thập kỷ của hai quốc gia Bắc Âu.
Tổng thống Erdogan khi đó kiên quyết từ chối bật đèn xanh cho đơn xi🦂n gia nhập của hai nước do Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Phần Lan và đặc biệt là Thụy Điển cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm người Kurd bị Ankara xem là khủng bố.
Tại một cuộc họp ở Madrid hồi tháng 6/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận với Thụy Điển và Phần Lan. Hai nước đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, có các biện pháp chống các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm mà Ankara xem là "khủng bố", cũng như phong trào Gulen được cho đứng sau âm ☂mưu đảo chính năm 2016.
Cùng năm đó, Stockholm đã đảo ngược lệnh cấm xuất khẩu vũ khí quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ, song không tiết lộ chi tiết về công ty hoặc sản phẩm. Phần Lan nhất trí xem xét cấp giấy phép xuất khẩu vũꦺ khí c⛎ho Thổ Nhĩ Kỳ trong từng trường hợp cụ thể.
Tháng 4/2023, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cuối cùng nhất 💝trí phê duyệt gia nhập Phần Lan. Ankara cho biết họ nhận thấy quốc gia Bắc Âu đã có nhiều bước tiến thực chất trong cam kết an ninh, trong đó có giải quyết mối lo về các nhóm ly khai lưu vong và bỏ lệnh cấm xuất khẩu quốc phòng.
Tuy nhiên, đơn xin gia nhập của Thụy Điển vẫn bị gác lại, bởi ông Erdogan൩ cho rằng Stockholm chưa có nhiều hành động giải quyết mối lo của Ankara.
Sau hơn một n😼ăm cản trở, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bật đèn xanh cho Thụy Điển tại hội nghị của liên minh vào tháng 7/2023. Thông báo này là một bất ngờ như🅠ng giới quan sát cho rằng nó nằm trong tính toán của ông Erdogan.
Để được bật đèn xanh, Stockholm đã phải đồng ý tiếp tục hợp tác "chống khủng bố" với Ankara. Thông cáo báo chí chung cho biết Thụy Điển tái khẳng định rằng họ "sẽ không ủng hộ các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ xem là khủng bố", trong đó có PKK. Hồi t🎀háng 6 năm ngoái, Thụy Điển ra mắt dự luật chống khủng bố mới nêu rõ trở thành thành viên của một tổ chức khủng bố là bất hợp pháp.
Thụy Điển cũng cho biết sẽ thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) giảm rào cản🔥 thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ và tạo điều kiện dễ dàng cho 𓆉công dân nước này vào EU.
Để xoa dịu những chỉ trích của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước có đa số dân Hồi giáo, giới chức Thụy Điển đang cân nhắc thay đổi luật nhằm ngăn người dân đốt kinh Koran ở nơi công cộng. Tuy nhiên, Thủ tướng Ulf Kristersson cho rằng điều này "không ꦐthể thực hiện vội vàng", bởi các hành vi đó được bảo vệ theo luật về quyền tự do 🔴ngôn luận.
Không chỉ nhận được thêm nhượng 💟bộ từ Thụy Điển, việc trì hoãn phê duyệt của Thổ Nhĩ Kỳ cũng giúp nước này có thêm lợi ích t𝓡ừ các thành viên NATO.
Sau khi ông Erdogan bật đèn xanh, Canada đã nhất trí nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về dỡ kiểm soát xuất khẩu linh kiện máy bay không ngư♓ời lái. Hà Lan quyết định dỡ hạn chế cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 7 năm ngoái, sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo liên minh sẽ bổ nhiệm điều phối viên đặc biệt về chống khủng bố theo yêu cầu lâu nay của Ankara. Tới tháng 10, trợ lý Tổng thư ký NA𝓰TO Thomas Goffus được giao trọng trách này.
Giới phân tích cho rằng trọng tâm chính của Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn tất thương vụ mua tiêm kích F-16 của Mỹ trị giá 20 tỷ USD. Khi chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển tới quốc hội Thổ 🐻Nhĩ Kỳ xem xét vào tháng 10 năm ngoái, ông Erdogan đã công khai thương vụ F-16 là điều kiện phê duyệt.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng hơn 100 tiêm kích tàng hình F-35A do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, nhưng bị loại khỏi dự án năm 2019 sau khi mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga sản xuất. Thổ Nhĩ𝄹 Kỳ tháng 10/2021 cho biết Mỹ đề xuất bán F-16 để bù khoản tiền 1,4 tỷ USD mà nước này đầu tư vào dự án F-35. Ankara saꦇu đó đề nghị mua 40 máy bay F-16 và 79 bộ linh kiện để hiện đại hóa lực lượng chiến đấu cơ hiện có.
Thương vụ được chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng🦩 hộ song đã vấp phải phản đối từ Đồi Capitol, do việc trì hoãn kết nạp thành viên NATO và hồ sơ🐼 nhân quyền của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau động thái mới của Ankara, Đại sứ Mỹ💝 tại Thổ Nhĩ Kỳ Jeff Flake cho biết ngay khi Ankara hoàn tất thủ tục phê duyệt Stockholm, Bộ Ngoại g🧸iao Mỹ sẽ thông báo cho quốc hội để khởi động thương vụ F-16.
Dù Thổ Nhĩ Kỳ nhận được nhiều nhượng bộ từ Thụy Điển và các đồng minh NATO, nhiều nhà quan sát lo ngại ván cược trì hoãn kết nạp đã làm ả🐈nh hưởng tới hình ảnh của nước này.
Sinem Adar, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức, nói rằn🍒g động thái của Ankara khiến n🎶ước này trở nên khó đoán và không đáng tin trong mắt các đồng minh NATO.
"Niềm tin giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh NAཧTO, vốn suy yếu, giờ thêm xói mòn, bởi vào thời điểm địa chính trị quan trọng, Ankara đã đặt lợi ích của mình trên lợi ích của liên minh", bà Adar nói.
Thanh Tâm (Theo Reuters, WSJ, Atlantic Council)