"Mỹ từng xin phép tiếp cận hệ thống S-400 để nghiên🌸 cứu. Chúng tôi coi đó là hành động không thể chấp nhận, vì điều này đi ngược chính sách độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã từ chối", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết hôm 7/5.
Ngoại ꦏtrưởnꦯg Cavusoglu thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được đề xuất chuyển giao tên lửa S-400 cho Ukraine. "Chúng tôi cũng từ chối, vì hệ thống phòng không này được mua để phục vụ nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký thỏa thuận mua bán tổ hợp S-400 đầu tiên vào tháng 12/2017 với trị giá khoảng 2,5 tỷ USD, bất chấp phản đối của Mỹ. Ankara nhận được những chuyến hà⛦ng đầu tiên vào tháng 7/2019, hệ thống S-400 Thổ Nhĩ Kỳ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu và được triển khai từ năm 2022.
Mỹ sau đó ⭕áp các biện pháp✨ hạn chế đối với ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 12/2020, loại Ankara khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35, với lý do S-400 có thể đe dọa hệ thống phòng không tích hợp của NATO. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó chỉ trích động thái này không công bằng.
Thổ Nhĩ Kỳ được xem là đồng minh khiến Mỹ và NATO đau đầu, khi luôn có những động thái đi ngược mục tiêu chung của liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia cùng các nước phương Tây để áp lệnh trừng phạt với Nga. Tuy nhiên, Ankara đã rất tích cực đóng vai trò trung gian đàm phán giữa Kiev và Moskva, trong ♑đó có nỗ lực giải phóng ngũ cốc ở Ukraine.
Vũ Anh (Theo Anadolu Agency)