Việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO và là một đồng minh thân cận với Mỹ, bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 Nga hôm qua tại khu vực biên giới Syria có nguy cơ làm cho cuộc chiến chống phiến quâ⛄n Nhà nước Hồi giáo (IS) trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, La Croix ngày 25/11 nhận định.
Vụ việc xảy ra đúng thời൲ điểm Tổng thống Pháp Francois Hollande đáp máy bay đến Mỹ nhằm kêu gọi thành lập một "liên minh lớn" diệt IS gồm ba nước Mỹ, Pháp, Nga, khiến ý định này của ông chủ điện Élysee có nguy cơ bị đổ bể.
Ông Jean-Claude Allard, chuyên gia tại viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) đánh giá rằng kế hoạch tập🌠 hợp các cường quốc trong cuộc chiến chống IS của tổng thống Pháp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, bởi Nga rất có thể sẽ thay đổi quan điểm sau sự cố mà ông Putin gọi là "hành động đâm sau lưng của những kẻ đồng lõa với khủng bố".
"Sẽ rất khó khăn cho ông Hollande khi người Nga nói rằng 'chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bạn, và nay chiến đấu cơ của chúng tôi bị bắn hạ bởi một thành viên của NATO, một đồng minh lâu năm mà các bạn không thể thuyết phục h꧙ọ tham gia liên minh này'", ông Allard nhận định.
Mặt khác, sau vụ việc này chắc chắn Nga và NATO sẽ nảy sinh nhꦏiều bất đồng, khiến việc thành lập một liên minh thực sự để đối phó mối đe dọa toàn cầu IS sẽ có thể bị lùi lại vô thời hạn.
Phát biểu với báo giới sa♑u khi kết thúc cuộc họp khẩn theo đề nghị của Ankara, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng ủng hộ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và khẳng định thông tin rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp với những đánh giá của NATO.
CNN dẫn lời Sajjan Gohel, Giám đốc phụ trách an ninh q🍌uốc tế của Quỹ châu Á-Thái Bình Dương, mô tả vụ bắn hạ máy bay👍 Su-24 là "sự leo thang nghiêm trọng".
Đây chính là điều mà IS cần, vì sau các vụ tấn côn🌌g khủng bố ở Paris, cộng đồng quốc tế đã hy vọng rằng các cường quốc sẽ quyết tâm tập hợp lực lượng dưới một liên minh duy nhất chống IS. Vụ việc này sẽ làm phức tạp thêm tình hình, gây thêm những căng thẳng không cần thiết vào đúng thời điểm có bước ngoặt quan trọng trong cuộc chꦛiến chống IS, chuyên gia Gohel nhấn mạnh.
Chiến lược chống IS nửa vời
Theo bình luận viên Srdja Trifkovic của Foreign Affairs, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang theo đuổi những toan tính riêng trong cuộc chiến tại Syria. Một mặt họ chống IS ở mức độ vừa phải, mặt khác lại hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân chống lại quân đội chính phủ Syria vốn đang t🌱hực hiện các 💧chiến dịch chống IS.
Đây có thể là tính toán của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyiꦡp Erdogan, người muốn lợi dụng vị thế thành viên NATO để ngầm cản trở sự ra đời của một liên minh Mỹ-Nga-Pháp chỉ tập trung vào mục tiêu chống IS mà không chú trọng tới tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo chuyên gia phân tích quốc tế Mike Whitney, ông Erdogan đang nhắm tới một mục tiêu lớn hơn là lật đổ chính phủ Damascus và thiết lập các "vùng ꧒đệm" bên kia biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cần vùng đệm này để bảo vệ các tay súng người Turk được Ankarಞa hậu thuẫn trong cuộc chiến riêng của nước này tại Syria.
Ông Whitney cho rằng chiến lược này của Thổ Nhĩ Kỳ đã dựng thêm rào cản cho nỗ lực quốc tế chống IS mà Nga, Pháp và một số nước khác đang khởi động. Và IS sẽ là kẻ được hưởng lợi nhiều hơn c�🥀�ả nếu Nga không phối hợp được với các thành viên NATO trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố này.
"Các hành động trả đũa của ♔Nga, cũng như những toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến tình trạng đối đầu giữa Nga và NATO tại Syria sẽ trở nên căng thẳng hơn trong thời gian tới, và điều đó hoàn toàn có lợi cho IS", ông Alan Menꦓdoza, chu🐭yên gia Viện Nghiên cứu Xã hội Anh, nhận định.
Nguyễn Hoàng