"Các cuộc thử nghiệm có thật, chúng tôi đã thực hiện và sẽ tiếp tục", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói về thông tin quân đội nước này phóng thử tên lửa phòng không S-400 trong cuộc họp báo tại Istanbul ngày 23/10. "Chúng tôi sẽ kꦚhông xin phép Mỹ".
Erdogan nói quan điểm của Mỹ về các tổ hợp S-400 "không ràng buộc" Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng tôi sẽ làꦇm gì nếu không 🌌kiểm tra những thứ mình sở hữu?", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước lên án Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, vì thử tên lửa S-400 sau nhiều lần cảnh báo sẽ áp lệnh trừng phạt nếu các tổ hợ♈p này được kích hoạt. Washington hy vọng Ankara niêm cất S-400, song Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định sẽ triển khai các tổ hợp tên lửa nhận từ Nga năm ngoái.
"Chúng tôi đã nói rõ ràng về nhữn🐬g hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn đối với quan hệ an ninh của mình nếu Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống (S-400)", phát ng♏ôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói hôm 16/10.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Mỹ chịu trách nhiệm khi không thể bán đ♏ược tổ hợp Patriots cho nước này, đồng thời cho biết việc mua các hệ thống của Nga nhằm đáp ứng yêu cầu an ninh.
Thổ Nhĩ Kỳ nguy cơ đối mặt với lệnh trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua 𝔉cấm vận (CAATSA), quy định bất cứ quốc gia nào tham gia các giao dịch trên 15 triệu USD với Nga đều phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ sau khi mua các tổ hợp S-400ꦦ.
Vụ thử S-400 diễn ra trong ജbối cảnh leo thang căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh NATO gồm Mỹ, Pháp và Đức. Căng thẳng bùng phát sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nối lại hoạt động thăm dò khí đốt tại vùng biển tranh chấp với Hy Lạp, một thành viên khác của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi t▨háng 1 năm nay. Hai nước đã ký hợp đồng mua bán hệ thống S-400 th🦂ứ hai vào tháng 8 và đang thỏa thuận điều khoản tài chính.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)