"Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được những gì chúng tôi muốn và đồng ý ủng hộ nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan. Chúng tôi đã đạt được thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố", văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ch🔜o biết trong một tuyên bố hôm 28/6, trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha.
Tổng thống Phần Lan trước đó cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ký ✤bản ghi nhớ với Phần Lan và Thụy Điển♈ để ủng hộ hai nước trở thành thành viên NATO. Hai nước Bắc Âu cũng nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được áp đặt để đáp trả cuộc tấn công quân sự của Ankara vào Syria năm 2019.
Thỏa thuận được ký kết sau khi Tổng thư ký NATO Jen🐠s Stoltenberg làm trung gian cho các cuộc đàm phán tại Madrid giữa ông Erdogan và các lãnh đạo Thụy Điểꩵn, Phần Lan.
"Tôi vui mừng thông báo chúng tôi đã có một thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO🐼. Thỏa thuận này cũng giải quyết các mối lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm xuất khẩu vũ khí và cuộc chiến chống khủng bố", ông nói.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ca ngợi "thỏa thuận rất tốt" với ♋Thổ Nhĩ Kỳ✅, nhưng khẳng định Thụy Điển không nhượng bộ quá nhiều đối với Tổng thống Erdogan.
"Thực hiện bước tiếp theo để trở thành thành viên NATO tất nhiên quan trọng đối với Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng đó cũng là bước rất quan trọng🥂 đối với NATO, bởi các quốc gia chúng ta sẽ là bên cung cấp an ninh trong NATO", bà Andersson nói.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng hoan nghênh thỏa thuận này. "Tư cách 🤡thành viên của Thụy Điển và Phần Lan sẽ làm cho liên minh tuyệt vời 🎃của chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn", ông Johnson đăng Twitter.
Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5 nộp đơn gia nhập NATO, động thái được đánh giá là bước ngoặt 𓂃khi kết thúc nhiều thập kỷ duy trì vị thế trung lập của hai quốc gia Bắc Âu. Tuy nhiên, Thụy Điển và Phần Lan cần được 30 thành viên NATO, trong 🍸đó có Thổ Nhĩ Kỳ, chấp thuận trước khi trở thành thành viên của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Tổng thống Erdogan khi đó kiên quyết từ chối bật đèn xanh cho đơn xin gia nhập của hai nước Bắc Âu, bất chấp lời kêu gọi từ các đồng minh NATO, do Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Phần Lan, và đặc biệt là Thụy Điển, cung cấp nơi trú ẩn an toàn💮 cho các nhóm người Kurd bị A🌞nkara xem là khủng bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển xin vào💃 NATO, nhưng cảnh báo hoạt động mở rộng hạ tầng quân sự trên lãnh thổ hai quốc gia này sẽ kích hoạt phản ứng từ Moskva. "Hành động cụ thể sẽ dựa trên mối đe dọa mà họ tạo ra với Nga", ông Putin nói.
Phát biểu tại Madrid ngày 28/6, Thủ tướng Thụy Điển Andersson cho biết bà không quá l𝔍o lắng về phản ứng của Nga với thỏa thuận ba bên. "Cho đến nay, Nga phản ứng khá ôn hòa. Có thể họ thấy thực tế chúng tôi đã là đối tác của NATO trong thời gian khá dài, hജoặc họ không coi đây là bước tiến lớn", bà nói.
Huyền Lê (Theo AFP, Guardian)