Tác phẩm đoạt giải B cuộc thi của báo Văn nghệ khiến thi đàn vốn trầm lắng bỗng dậy sóng. Khắp diễn đàn, mạng xã hội, giới chuyên môn, độc giả tranh cãi về Mẹ tôi chửi kẻ trộm (Tòng Văn Hân), với các câu thơ:
"Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!..."
Đa phần người đọc nhận xét tác phẩm không vần điệu, giống văn xuôi hay bài vè hơn một bài thơ. Nhiều người thậm chí viết lại lời sao cho có vần, nhịp hơn. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đánh giá Mẹ tôi chửi kẻ trộm chỉ ở mức trung bình, đọc vui khi "trà dư tửu hậu", còn trao giải cho sáng tác này dễ bị xem là "giải thiêng thơ" (làm mất đi giá trị của thơ xét trên phương diện mỹ họ🐎c, chiều sâu thông điệp tác phẩm). Số ít cho rằng tácﷺ phẩm có ngôn từ gần gũi, bình dị. Từ đây, các cuộc tranh luận "thế nào là thơ" và "thế nào là một bài thơ hay" nổ ra.
Báo Văn nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam - từng được xem là diễn đàn văn chương uy tín trong nước. Cuộc thi thơ của báo là sự kiện được chú ý trong đời sống văn học hàng chục năm qua, cái nôi ra đời của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy... Tuy vậy, theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, giải thưởng của Văn nghệ hiện không còn khả năng tạo ra khuynh hướng, trào lưu ♔sáng tác.
Không thể đánh đồng giải thưởng của một tờ báo với nền thơ ca Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, cuộc thi phản ánh một phần thực trạng hiện nay: lực lượng sáng tác hùng hậu nhưng chất lượng thấp. Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch hội đồng chung khảo - thừa nhận cuộc 💙thi không thành công bởi không tìm được giải A, các tác phẩm chưa thực sự có chiều sâu. Năm nay, cuộc thi quy tụ 7.500 tác phẩm của hơn 1.000 tác giả. Chung cuộc, ban tổ chức chỉ trao hai giải B, bốn giải C và sáu giải khuyến k꧟hích, nhiều cây bút tài năng không tham gia.
Trong các đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ chiếm đa số. Mỗi năm, có hàng trăm ấn phẩm thơ xuất bản trên toàn quốc. Phong trào làm thơ thông qua các hội nhóm, câu lạc bộ nở rộ🐻, số lượng người sáng tác tăng. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định điều này đẩy mạnh tự do sáng tác, thể hi🧔ện ý kiến, tư tưởng cá nhân nhưng không thể kiểm soát chất lượng. Nhiều tác phẩm không có giá trị về nội dung, nghệ thuật vẫn được đăng, xuất bản mà không có cơ quan giám định. Ông cho biết nhiều hiệu sách từ chối bán các ấn phẩm thơ vì ế hàng, chất lượng kém khiến độc giả tưởng như bị lừa.
Ông Inrasara - Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam - nhận định thơ Việt đang trong giai đoạn khủng hoảng, thiếu tên tuổi nổi bật, tác phẩm hay. Những năm 2000 - 2010, một số tác giả trẻ gây chú ý như: Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Phan Huyền Thư... Tuy vậy, theo tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh, sức sống tác phẩm ở thế hệ này đã phai màu. 10 năm nay, hiếm tên tuổi mới thu hút sự chú ý của độc giả nhờ tài năng và chất lượ🎶ng sáng tác.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên🔯 nhận định thơ Việt hiện nay ít chuyển động, thiếu đột phá. Ông nói: "Thông thường khoảng vài ba chục năm, văn học sẽ có những cái mới tác động mạnh đến văওn đàn và độc giả. Nhưng hiện nay quang cảnh văn thơ ta vẫn yên ổn và bình lặng như xưa cũ. Nhiều tác giả mà ít khác biệt về cách viết".
Đồng quan điểm nhà phê bình Bùi Việt Thắng trăn trở việc thiếu giọng điệu thơ riêng trên thi đàn. Ông mượn lời Lưu Quang Vũ: "Năm kiểu nói mà giống nha🅠u đến thế" để liên hệ với tình trạng hiện tại. Theo ông, nếu so sánh với văn xuôi, chất lượng thơ hiện nay ở mức trung bình. Một số tác giả có tác phẩm đọc được nhưng để gọi là hay như trước đây thì khó.
Ở góc nhìn lạc quan, nhà văn Nguyễn Bình Phương cho rằng đời sống thơ hiện nay tự do, phong phú. Nhiều tập thơ cá nhân, tác phẩm đăng tải trên mạng đa dạng về nội dung, cách thể hiện. Nhà thơ Phan Hoàng nhìn thấy sự chuyển động ở thế hệ trẻ, khi họ có tri thức, hội nhập quốc tế nên sáng tạo nên những áng thơ riêng biệt. Nhà thơ Nguyễn Thị Kim Nhung - đoạt giải C cuộc thi năm nay, Nguyễn Thiên Ngân - tác giả Mình phải sống như mùa hè năm ấy ও- là những tên tuổi trẻ được độc giả, người trong nghề đánh g𝄹iá cao.
Để phát triển nền thơ Việt Nam, ngoài việc nâng cao chất lượng tác giả - tác phẩm, cách tiếp nhận, thưởng thức thơ của độc giả cũng cần thay đổi, theo ông Inrasara. Ông phân thơ hiện nay làm ba nhóm: nhà thơ cũ, nhà thơ tiếp nhận, nhà thơ khai phá. Nhóm một trung thành với bài thơ có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ. Nhóm hai kế thừa những cái cũ, tiếp thu cái mới để cho ra đời những sáng tác phù hợp thời đạ🧜i. Nhóm ba là những cách viết mới, táo bạo để thu hút độc giả mới.
Inrasara nóﷺi: "Mỗi nhóm thơ 𒁏có ưu, nhược điểm riêng và đều có ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa trong thưởng thức, cảm thụ của độc giả. Mọi người nên có cái nhìn cởi mở, công bằng hơn trong từng tác phẩm". Nguyễn Bình Phương cũng cho rằng trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo, luôn phải đổi mới và chấp nhận cái khác lạ. Khi thẩm thơ, mọi người nên bỏ quan điểm cá nhân sang một bên để thưởng thức cái hay, cái mới.
Ông Phạm Xuân Nguyên nhận xét tiêu chí đánh giá một bài thơ hay là vấn đề gây tranh cãi từ lúc có thơ đến bây giờ. Cái hay của tác phẩm mang tính thời điểm, thời gian, thời đại và thị hiếu. Nhà phê bình Ngô Văn Giá đồng tình việc không có khungꦏ chuẩn nhưng vẫn có một vài tiêu chí cơ bản để đánh giá tác phẩm: có khả năng gây chấn động trong tâm hồn, trí tuệ người đọc, cách viết mới so với người khác hoặc chính tác giả trước đó, cộng hưởng giữa chất thơ với đời sống đương đại của đất nước, nhân loại và phải có cá tính sáng tạo của tác giả.
Theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, độc giả đang "khát" những câu thơ tương tác trực tiếp với thực trạn💃g xã hội, thay vì những vần điệu bay bổng theo lối mòn. Anh cho rằng có nhiều tác phẩm hay đang nằm trong sổ tay của các nhà thơ, vì nhiều lý do chưa công bố. "Muốn đưa thơ hay lên báo, sách, đòi hỏi nỗ lực và thiện chí của nhiều🌊 phía, trong đó có vai trò của Hội Nhà văn Việt Nam, các cơ quan báo chí", anh nói.
Hiểu Nhân