Theo The Information, Apple ký một biên bản ghi nhớ dài 1.250 từ vào năm 2016 với Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc. Thoả thuận kéo dài 5 năm, trong đó Apple đồng ý hỗ trợ Trung Quốc tạo ra các công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng nhiều linh kiện từ nhà cung cấp ở nước này, ưu tiên ký hợp đồng với các công ty phần mềm bản địa, đầu tư trực tiếp vào công ty công nghệ Trung Quốc... Apple cũng bắt tay nꦰghiên cứu với các trường đại học và đào tạo nhân lực lành nghề cho nước này.
Bên cạnh đó, hãng hứa chi hàng tỷ USD để xây dựnꦗg các cơ sở R𓃲&D, mở thêm các cửa hàng bán lẻ và thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.
Dựa trên tài liệu có được, The Information ước tính các thỏa thuận của Apple trị giá khoả🐠ng 275 tỷ USD trong khoảng 10 năm. Nếu hai bên không có phản đối, thỏa thuận sẽ tự 🐟động gia hạn một năm và có hiệu lực đến tháng 5/2022.
Động thái của Apple diễn ra sau khi Trung Quốc giới hạn các công ty và dịch vụ nước ngoài trên thị trường di động năm 2016. iPhone, iPad, Apple Pay, iCloud và App Store được cho là nằm trong tầm ngắm. Thực tế, theo Telegraph, doanh số s🃏ản ph🗹ẩm Apple khi đó đang bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đã hồi phục vào năm 2016.
Apple chưa đưa ra bình luận.
Theo CNet, hiện chưa rõ con số trên chiếm bao nhiêu trong quy mô hoạt động khổng lồ của Apple. Ví dụ, riêng năm ngoái, hãng chi gần 22 tỷ USD c♑ho hoạt động R&D toàn cầu và gần 4⛎4 tỷ USD cho chi phí vận hành của mình. Ngoài ra, Apple phụ thuộc nhiều vào quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhiều bộ phận iPhone, iPad và máy tính Mac được sản xuất tại Trung Quốc. Công ty cũng chủ yếu dựa vào các nhà sản xuất ở nước này như Foxconn để lắp ráp sản phẩm của mình.
Trung Quốc hiện là thị trường quan trọng thứ hai của Apple sau Mỹ. Công ty từng nhiều lần nhượng bộ tại Trung Quốc, như đồng ý đặt máy chủ iCloud tại đây, cho phép chính quyền theo dõi một số dữ liệu của người dùng Trung Quốc, mở 11 cửa hàng bán lẻ, bổ sung Luxshare Precision Industry tro🃏ng sản xuất iPhone 13.
Bảo Lâm