Thỏa thuận Minsk được ♉Bộ tứ Normandy, gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức, thúc đẩy tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đã kéo dài 10 tháng ở miền đông 𝐆Ukraine.
Tuy nhiên, thỏa thuận chư♓a từng được triển khai đầy đủ, khiến giao tranh vẫn tiếp diễn suốt 7 năm qua, khi các vấn đề chính của nó chưa được giải quyết. Thỏa thuận Minsk một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine tăng nhiệt, gây lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến lớn ở châu Âu
Những bên chủ chốt của Thỏa thuận Minsk
Tháng 2/2015, lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp gặp nhau tại Minsk, trong một cuộc đàm phán hiếm hoi nhằm mang lại hòa bình cho các khu vực đòi ly khai ở miền đông Ukraine, gồm Donetsk và Luhansk.
Cuộc đàm phán hướng tới một giải pháp chính trị cho khu vực, sau khi phe ly khai tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng. Chính phủ Ukraine tuyên bố đây là hai khu vực "bị Nga 💃chiếm đóng", điều mà Moskva bác bỏ.
Sau các cuộc thảo luận, Thỏa thuận Minsk được lập với chữ ký từ đại diện của Nga và ༺Ukraine, các lãnh đạo phe ly khai cùng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau đó ra nghị quyết ủng hộ thỏa thuận.
Các điều khoản trong thỏa thuận
Điều khoản hàng đầu của Thỏa thuận Minsk là một lệnh ngừng bắn ngay lập tức𓆏. Trước khi các bên ngồi vào bàn đàm phán, giao tranh ác liệt vẫn xảy ra tại một số khu vực giữa quân đội Ukraine và phe ly khai, trong đó quân đội chính phủ hứng chịu tổn thất nặng nề.
Các bên cũng nhất trí rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực tiền tuyến. OSCE, tổ chức an ninh với 57 thành viên, trong đó có cả Mỹ và Canada, sẽ cử quan sát viê♚n giám sát các khu vực này.
Thỏa thuận còn quy định tổ chức đối thoại về bầu cử địa phương tại các 🌜khu vực do phe ly khai kiểm soát, khôi phục các liên kết kinh tế và xã hội đầy đủ giữa hai bên, để ph♈ục vụ các mục đích như chi trả lương hưu.
Quân đội chính phủ Ukraine được tái kiểm soát ๊khu vực biên giới giáp Nga, troღng khi tất cả lực lượng và lính đánh thuê nước ngoài phải rút khỏi miền đông Ukraine.
Chính phủ Ukraine cũng nhất trí cải cách hiến pháp, nhằm cấp quyền tự trị lớn hơn cho vùng Donbass, vốn đã không còn nằm dưới sự kiểm soát của🌌 c෴hính quyền trung ương.
Sau khi Thỏa thuận Minsk có hiệu lực, các trận giao tranh đẫm máu chấm dứt, tạo điề💮u kiện cho quan sát viên của OSCE thực hiện nhiệm vụ giám sát khu vực giới tuyến giữa quân đội chính phủ và phe ly khai.
OSCE tới nay vẫn phát hiện các trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn lẻ tẻ dọc giới tuyến, nhưng giao tranh và thương vong đã giảm đáng kể so với giai đoạn 20♊14-2015. Từ góc độ này, thỏa thuận ít nhất đã được thực hiện một phần.
Tuy nhiên, đã có 1,5 triệu người ở vùng xung đột đã phải rời bỏ nhà cửa và gần 14.000 người thiệt mạng tronꦐg các trận giao tranh. Thỏa thuận rơi vào bế tắc trong nỗ lực giải quyết tình hình ở miền đông Ukraine.
Nguyên nhân bế tắc
Thỏ๊a thuận Minsk được đưa ra khá vội vàng. Nga tham gia ký thỏa thuận, nhưng vai trò của nước này trong cuộc xung đột không được thừa nhận. Từ "Nga" không xuất hiện trong bất kỳ nội🅺 dung nào của văn kiện.
Điều đó cho phép Moskva tuyên bố họ chỉ là một quan sát viênꦜ và cho rằng thỏa thuận phải được thực thi giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông. Trong khi đó, Kiev từ chối đàm phán trực tiếp với phe ly khai, khiến các điều khoản của thỏa thuận, ngoài lệnh ngừng bắn 🤡và rút vũ khí hạng nặng, gần như không thể thi hành.
Ngôn ngữ của thỏa thuận cũng khá mơ hồ, nguyên nhân khiến Nga và Ukraine diễn giải lộ trình chính trị của 𝔍nó theo những cách rất khác nhau.
Ukraine muốn giành lại quyền kiểm soát khu vực biên giới giữa Donbass với Nga trước khi tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở khu vực do phe ly khai kiểm soát, đồng thời yêu cầu Nga r🧸út toàn bộ lực lượng. Nga tuyên bố họ không triển khai bất cứ binh sĩ chính quy nào ở miền 💮đông Ukraine, các tay súng Nga tham chiến tại đây đều là tình nguyện viên.
Trong khi đó, Nga muốn tổ chức bầu cử ở Donbass khi phe ly k༺hai vẫn kiểm soát kh🃏u vực này cũng như đường biên giới.
Những nỗ lực của các nhà ngoại giao phương Tây nhằm giải quyết khác biệt này đều k𒐪hông mang lại kết quả.
Một vấn đề khác là tình trạng của các khu vực do♊ phe ly khai kiểm soát ở vùng Donbass chưa từng được xác định. Kiev cho rằng Donbass chỉ được quyền tự trị như bất cứ vùng nào khác của Ukraine, nằm trong một cấu trúc liên bang.
Trong khi đó, Nga chỉ ra ngôn ngữ trong thỏa thuận Minsk đề cập tới "tình trạng đặc biệt của một số khu vực thuộc Donetsk và Luhansk", đồng thời 🍌diễn giải rằng điều đó cho phép các khu vực này có lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp riêng, cùng những lợi thế khác.
Nhưng bất kỳ chính phủ Ukraine nào đồng ý trao cho Donbass quy chế tự trị đặc biệt đều có thể vấp phản ứng gay gắt của công chúng. Năm 2015, tổng thống Petro Poroshenko khi đó từng đưa ra các sửa đổi ♓hiến pháp về phân quyền và bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa phản đối gay gắt. Bạo loạn sau đó nổ ra ở Kiev, khiến 3 nhân viên hành pháp thiệt mạng.
Lý do Nga và thế giới coi trọng Thỏa thuận Minsk
Nếu được diễn giải theo hướng có lợi cho Moskva, Thỏa thuận Minsk có thể giúp Nga duy trì ảnh hưởng ở Ukraine thông qua các nhóm ly khai ở vùng Donbass. Nó sẽ mang lại cho Nga khả năng kiểm soát khu vực này mà không cần sáp nhập vào lãnh thổ, như những gì diễn ra với bán đảo Crimea năm 2014. V⛦ùng Donbass có quyền tự trị cao cũng giúp Nga có thêm tiếng nói trong các vấn đề đối nội của Ukraine.
Tùy thuộc vào cách thức tổ chức bầu cử, những người ly khai thân Nga có thể sẽ được bầu vào quốc hội Ukraine. Khi đó, các nghị sĩ này có khả năng giúp Moskv꧋a ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào của Kiev nhằm gia nhập NATO hay Liên minh châu Âu (EU). Đây là yêu cầu chủ chốt trong danh sách các đề xuất an ninh mà Nga đã gửi tới Mỹ và NATO để tháo ngòi căng thẳng Ukraine.
Các lãnh đạo thế giới gần đây cũng ngày càng đề cao Thỏa thuận Minsk như một lối thoát khả dĩ nhất cho tình hình căng thẳng hiện nay. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố "đồng lòng thực hiện Thỏa thuận Minsk là cách duy nhất cho phép chúng ta xây dựng nền hòa bình và giải pháꦗp chính trị khả thi".
Macron nói thêm rằng Tổng thống Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra "cam kết tuân thủ thỏa thuận Minsk🥃", nhưng không đề cập chi tiết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu tuần này nói Mỹ và Ukraine nhất trí ủng hộ Thỏa thuận Minsk như con đường giải quyết xu💛ng đột. Tuy nhiên, ông cũng ám chỉ rằng với những thách thức còn tồn đọng, Thỏa thuận Minsk không ph🦩ải là giải pháp cho mọi vấn đề.
"Thỏa thuận M🍌insk không nêu rõ trình tự các bước mà các bên cần thực hiện", Blinken nói. "Ukraine đang tiếp cận vấn đề này một cách thiện chí, nhưng chúng tôi chưa thấy Nga làm như vậy"🎶.
Giới quan sát cho rằng để biến Thỏa 🌺thuận Mins🎉k thành một giải pháp cho khủng hoảng Ukraine hiện nay cần rất nhiều nỗ lực ngoại giao giữa các bên, cũng như những nhượng bộ nhất định, điều mà cả Ukraine và Nga đến nay đều tuyên bố không chấp nhận.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thánꦗg trước nói rằng nếu Ukraine thực thi Thỏa thuận Minsk theo cách diễn giải của Nga, "tất nhiên khi đó chúng tôi sẽ hài lòn🎃g với kết quả". Nhưng Lavrov nói thêm rằng kịch bản này "rất khó thành hiện thực".
Duncan Allan, phó giáo sư về chương trình Nga và🌳 Á-Âu tại tổ chức Chatham House ở London, nhận định những bất đồng về cách thực thi Thỏa thuận Minsk rốt💜 cuộc sẽ quy tụ về mức độ chủ quyền của Ukraine đối với vùng Donbass ở miền đông.
"Câu hỏi sẽ là liệu Ukraine có chủ quyền như 𒐪họ mong muốn với Donbass, hay chủ quyền đó bị hạn chế như yêu cầu của Nga?", Allan nói về tương lai Thỏa thuận Mins🍎k.
Xem thêm:
-Thế trận của Nga quanh Ukraine
-Ba tháng khủng hoảng Nga - Ukraine tăng nhiệt
Thanh Tâm (Theo CNN)