Trả lời:
Mẹ quan sát thấy vùng rốn của trẻ phồng lên, sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ vào được, thậm chí khi ấn vào cảm giác như có một lỗ chỗ vùng rốn gọi là thoát vị rốn. Tình trạng này là do cơ thành bụng của trẻ chưa được phát triển một cách đầy đủ, gây ra hiện tượng thoát vị. Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Thoát vị rốn thường thấy ở trẻ, không phải là quá hiếm, gần như không có hiện tượng gây nghẹt ở vùng r🦂ốn của trẻ.
Các mẹ đừng quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, 🎀nếu trong điều kiện có thể, các mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định thêm chắc chắn có phải là thoát vị rốn hay không. Nếu là thoát vị rốn, các mẹ cũng bình tĩnh, vì trẻ còn nhỏ chưa cần phải can thiệp gì cả, hoàn toàn có thể theo dõi thêm tình trạng. Rất nhiều trẻ bị thoát vị rốn nhưng có๊ thể đóng được. Vì khi cơ thành bụng của trẻ phát triển tốt hơn, làm cho thành bụng của trẻ chắc hơn và không còn thoát vị nữa.
Trong quá trình chăm sóc, đôi khi các mẹ hay truyền tay nhau là dùng băng để băng lại để tránh thoát vị, tuy nhiên, biện pháp này không có tác dụng vì băng rốn quáဣ chặt làm cho trẻ khó chịu thậm chí gây ra tình trạng bị nôn nhiều hơn. Trong trường hợp xác định là thoát vị rốn rồi thì hoàn toàn có thể theo dõi (thường theo dõi đến một năm tuổi), chăm sóc trẻ như bình thường. Nếu theo dõi trẻ đến một tuổi mà hiện tượng này vẫn còn, có thể dùng biện pháp can thiệp, trừ trường hợp đặc biệt thì phải can thiệp sớm hơn.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Vân
Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh