Tôi luôn nhắc﷽ các con nín nhịn, cho qua những chuyện không đáng, không nhất thiết phải đối đầu với những kẻ gây chiến, kiếm cớ để vùi dập hay đánh đập mình bằng cách đánh nhau ở trường hay ngoài đường.
Bởi vì, một sự nhịn, chín sự lành, ở cái thời một cái nhìn "đểu" không khéo cũng trào máu, 🐬hay "ăn dao".
Kẻ bắt nạt ngứa mắt cũng đấm đá, lột đồ, đánh hội đồng...như▨ cô bé học sinh lớp 9 hiền lành tội nghiệp bị 5 bạn học bạo hành dã man vừa xảy ra ở Hưng Yên chỉ là một trong ngàn lẻ một ca xảy ra lâu nay đó đâ💛y.
Mộtꩵ lần, con trai nhỏ của tôi, học sinh lớp 5, bị bạn học lớp trên✅ đuổi khỏi xích đu cháu đang chơi trên sân trường. Thằng bé không chịu vì "em đang chơi mà", đã bị đứa kia đá văng xuống sân cỏ. Vừa lúc tôi đến, thằng bé khóc thút thít vì uất hận, mách mẹ.
>> Áp lực học nặng nề cũng là bạo lực học đường
Tôi đi về phía đứa kia, nó lùi lại đề phòng mặt câng câng. Th🐲ú thật, tôi những muốn cho nó một cái tát cháy má, như lời anh phụ huynh kế bên đã chứng kiến: "Nó đá con tui là tui cho nó sấp mặt liền".
Ngay lúc đó, mẹ đứa kia xuất hiện, nghe anh nọ kể tội, chị ta mắt long sòng sọc, chửi tục và nói: "Mày bắt nạt nó chi để tao không kịp đến thì người ta ăn tươi nuốt sống mày rồi". Tôi rã rời, quay lại dẫn con đi, an ủi con. Thằng bé vẫn khóc mãi trên đường về, về sự bất công đầu đời...
Nhưng tôi cũng dạy con nếu không thể hoá giải, ngăn cản, cảm phục kẻ bắt nạt; nếu bị khiêu chiến, chèn ép, bạo hành công khai, con nên phản ứng quyết liệt, bằng nh🎃iều cách: báo với thầy cô, nhà trường, cha mẹ, thậm chí tự vệ khi cần, để bảo vệ chính mình.
Anh bạn tôi cho con trai học võ, mục đích rõ ràng "để trấn áp bọn bắt nạt con", bất chấp bạn bè phản đối anh khuyến khích bạo lực và có thể gây nguy hiểm cho con. Anh cho rằng, nín nhịn, lùi cũng gây nguy hiểm cho chính nạn nhân, khuyến khích thói quen của bọn quen bắt nạt.
Tôi cũng dạy con đừng bao giờ im lặng trước bất công, thờ ơ, vô cảm khi chứng kiến người khác bị bắt nạt, đánh đập, yếu thế... để yên thân. Rồi sẽ đến lượt mình. Có ngày mình cũng bị bắt nạt, 🤡ꦫbạo hành, đơn độc không ai lên tiếng bênh vực.
>> Lễ hội 'đổ máu', giới trẻ bạo lực
Điều quan trọng, có thể nín nhịn, nhưng đến một giới hạn nào đó, khi lòng tự trọng bị tổn thương, chúng ta không cho phép những kẻ bắt nạt, hội đồng, bước qua giới hạn cuối cùng để chà đạp lên nhân phẩm của mình. Cả khi con là người lớn, con đi làm công sở.
Đừng chỉ đổ hết lỗi cho ngành giáo dục (dù không ít vấn nạn). Hãy nhìn từ chính gia đình. Những đứa con hư hỏng, phần lỗi nhiều hơn từ chính gia đình, trách nhiệm nuôi dạy con của cha mẹ.
Viết mà lòng rất buồn, nghĩ mãi về cô bé bị lột trần, co rúm dưới đòn thù của 5 nữ sinh bạn học. Xung quanh là các bạn học khác, nhưng không ai lên tiếng, can ngăn. Cái ác đã là một phần quen thuộc vì có "vườn ươm"?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.