Có một số luận điểm chúng ta cần phải quan tâm làm rõ để tránh sự mơ hồ. Thế nào là học để hiểu và thế nào là học để thực hành?
Học để hiểu là bạn có thể mô tả bằng "trực quan sinh động" hoặc biện luận bằng "tư duy trừu tượng" để người khác cũng hiểu được như bạn. Nếu bạn không làm cho người khác hiểu được tức là bạn cũng chưa hiểu chuyện đó đến nơi đến chốn. Như vậy, thầy cô dạy mà học sinh không hiểu có nghĩa là giáo v♌iên cũng𒆙 chưa hiểu đến nơi đến chốn cái mà mình dùng để dạy.
Muốn hiểu rõ đến nơi đến chốn bạn phải học để thực hành. Thầy cô dạy môn Toán có thể đưa ra được các đề Toán có ứng dụng thực tế phù hợp với dạng bài mình dạy. Giáo viên dạy môn Văn có thể viết một bài báo nào đó về xã hội đăng trên các tạp chí văn học. Tương tự với các bộ môn khác. Chưa bao giờ nghề làm thầy dễ dàng như ở Việt Nam. Thầy cô đôi khi đơn giản chỉ là những học sinh có bằng cấp (lý thuyết) rồi dạy lại cho học sinh chưa có bằng cấp. Rồi lòng vòng từ thế hệ này sang thế hệ kia, thế hệ cũ truyền đạt lý thuyết cho thế hệ mới. Còn thực hành như thế nào ít người biết.
>> Tôi thuê phải 10 sinh viên công nghệ thông tin 🧸không biết l𝔉ắp thiết bị
Cũng những kiến thức bị coi là "hàn lâm" ấy, người ta làm ra tên lửa, máy bay, máy tính, trang bị quốc phòng các loại, còn người Việt đơn giản là mua về xài vì không biết làm thế nào để tạo ra những thứ đó? Rất nhiều người biết nguyên lý cấu tạo động cơ xe hơi nhưng bao nhiêu người biết làm thế nào để tạo ra động cơ ấy? Rất ít. Sẽ có người nói mấy động cơ ấy do máy móc chế tạo, vậy làm sao tạo ra những chiếc máy công c𝕴ụ?
Khi nghiên cứu sâu ta sẽ thấy việc "làm thế nào" ấy rất đơn giản, chủ yếu dựa vào hai bộ môn Sức bền vật liệu và Nhiệt động học. Còn lại chính là thí nghiệm. Vô số thí nghiệm thất bại sẽ có một thí nghiệm thành công với các thông số đúng theo ý ta muốn. Những thí nghiệm thất 🐼bại cũng không phải là lãng phí. Kết quả của chúng có thể được ứng dụng để tạo ra những vật liệu khác – tức là, khi thí nghiệm về vật liệu khác, chúng ta không phải làm lại những thí nghiệm đã từng làm qua.
Học để tư duy là điều phi thực tế. Ngồi tư duy liệu sẽ có cơm để ăn? Tư duy là tạo ra ý tưởng mà nếu không thực hành thì ý tưởng đó vĩnh viễn nằm trên giấy, làm sao tạo ra được giá trị? Phải biến ý tưởng thành cái cụ thể thì mới có giá trị thực dụng, mới có người mua, mới có cơm để ăn. Tư duy là phải nghĩ ra những bài toán ít phức tạp nhất nếu có thể để giải quyết hiệu quả một vấn đề cụ thể nào đó. Còn giải bài toán ấy chỉ để ra đáp số thì con người chúng ta có thể giải nhanh và chín🌱h xác bằnꩲg máy tính không?
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Không ai ép 🌳bệnh nhân dùng phòng dịch vụ giá cao tại bệnh viện'
>> Tôi không bao giờ nhảy việc chỉ vì đồng lương to
>> 'Người tham nhưng có hiểu biết sẽ kh🐈ông bị sập bẫy lừa tiền'
Công nghệ là để giúp cho con người không phải nhức đầu nhức óc tính toán, không phải tự thân lao vào những nơi nguy hiểm độc hại, không phải làm những công việc có tính chất lặp đi lặp lại, không phải mất thời gian di chuyển hay làm thủ tục hành chính... Công nghệ không thể thay thế con người ở những công việc làm ra sản phẩm mà sản phẩm này không giống sản phẩm kia. Chỉ có con người mới tạo ra công nghệ chứ công nghệ không thể tự tạo ra chính nó.
Để tạo ra công nghệ thì trước hết con người phải biết mình muốn gì rồi mới tạo ra công nghệ để giải quyết cái ý muốn đó. Không biết mình muốn gì làm sao tạo ra công nghệ? Đừng tự tưởng tượng Microsoft, Apple, Facebook, Google là những nơi làm ra những cái cao siêu nhờ đầu óc siêu cao. Đã gọi là tri thức thì không có gì là cao siêu cả. Tri thức mới luôn phải đặt 🌺trên nền tảng của tri thức cũ. Không hiểu, không học, không thực hành rồi không làm được thì cái gì cũng trở thành cao siêu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.