Tại hội nghị trực tuyến diễn ra vào cuối giờ chiều 8/4, các chuyên gia y tế cho rằng, kiểu gene của virus sởi lưu hành tại nước ta không khác biệt so với các nước trên thế giới cũng như không có sự tăng đột biến về độc lực. Các hướng dẫn chẩn đoán điều trị vẫn phù hơp, chưa cần sửa 💖đổi. Hiện dịch có xu hướng giảm. Lịch tiêm chủng vắcxin sởi không thay đổi, vắcxin vẫn hiệu quả an toàn.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, từ cuối năm ngoái đến nay cả nước đã có hơn 3.300 ca sởi với 25 trẻ tử vong. Số người mắc bệnh thấp hơn dịch năm 2009-2010. Các ca b𝄹ệnh rải rác 59 tỉnh thành; tập trung chủ yếu ở miền Bắ♎c và Nam. Số trẻ dưới 1 tuổi chiếm 16%. Đa số ca bệnh là do không tiêm hoặc không rõ tình trạng tiêm, đáng chú ý có 4% vẫn mắc dù đã tiêm đủ 2 liều.
Theo ông Phu, nguyên nhân của các ca tử vong la do viêm phổi liên quan sởi hoặc biến chứng mắc viêm phổi sau sởi do chuyển mùa, khí hậu lạnh♓ ẩm, các bệnh đường hô hấp phát triển mạnh. Dịch sởi diễn 🌼biến tại Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới, tính theo chu kỳ 3-4 năm lại có dịch. Tuy nhiên các ca bệnh tản phát, mỗi phường 1 ca nên không coi là ổ dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo phòng sởi theo cách thông thường rất khó khăn, cách khống chế hiệu quả nhất là tiêm phòng; dừng tiêm thì dịch sẽ quay lại. Vì thế, ông yêu cầu các địa phương cần thực hiện quyết liệt việc tiêm sởi. Tất cả các tỉnh thành phải hoàn thành việc tiêm trong tháng 4 này. Điều tra đến đâu, tiêm vét đến đấy, không dồn lại để tiêm. Bộ Y tế sẽ tiếp tục siết chặt công tác tiêm ch♏ủng nhằm đảm bảo an toàn; đồng thời tiến hành tiền kiểm các cơ sở tổ ♍chức tiêm thay vì hậu kiểm như trước.
Các chuyên gia hy vọng trẻ được tiêm đầy đủ, cộng thời tiết nắng dần lên dịch sởi sẽ giảm t🌃rong thời gian tới.
Nam Phương