🐎 Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Huỳnh Văn Tĩnh cho rằng năm 2015 điểm nhấn của ngành giáo dục là cải cách nhiều vấn đề như sách giáo khoa, thi cử và được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, ông đề nghị Bộ trưởng Giáo dục cho biết việc triển khai cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên để thực hiện sách giáo khoa mới đã được thực hiện như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng các nội dung như chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý rất quan trọng, đi liền với nhau trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên con người là yếu tố quan trọng, vì trong nhà trường thì thầy cô giáo quan trọng nhất nên phải chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên. 𒁃Bộ đang đồng loạt đào tạo lại giáo viên để đáp ứng chuẩn chương trình mới. Tuy nhiên, việc này không thể làm nhanh.
🍎 Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết đề án cơ sở vật chất nối tiếp chương trình Chính phủ đang thực hiện như kiên cố hóa trường lớp học, trường ở khu vực 30A, vùng khó, trường chuyên, dân tộc nội trú. Đề án cơ sở vật chất phục vụ đổi mới ngoài trường lớp còn có thiết bị, và Bộ Giáo dục triển khai theo nguyên tắc tận dụng trang thiết bị hiện có, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tiết kiệm nguồn chi đầu tư bổ sung, phù hợp với xu thế phát triển của các nước có nền giáo dục phát triển.
Thi THPT sẽ không có cú sốc lớn
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch p🧸hản ánh tâm lý lo lắng của người dân khi năm trước tốt nghiệp do các tỉnh làm, tỷ lệ tốt nghiệp cao, năm nay các trường đại học chủ trì kỳ thi THPT quốc gia, làm nghiêm thì tỷ lệ tốt nghiệp sẽ thấp. Bộ trưởng cho biết việc chấm và coi thi đều có quy chế. Các thầy cô ở địa phương hay ở trung ương, các trường đại học đều coi học sinh bình đẳng. Bộ đã có barem điểm kỹ càng, làm sao cho thi cử được thực hiện nghiêm túc.
🌱 "Thi là hoạt động giáo dục quan trọng, không có chỗ cho gian lận. Kết quả thi tốt nghiệp THPT phụ thuộc phần lớn các cháu chứ không có thay đổi đột ngột. Điều này đã quán triệt tới Giám đốc các Sở Giáo dục. Các cháu yên tâm ôn thi, làm bài một cách tốt nhất, sẽ không có các cú sốc lớn. Mục tiêu của giáo dục là tạo sự biến chuyển tốt lên", Bộ trưởng khẳng định.
🦩 Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh lại đặt vấn đề cách tổ chức thi theo cụm chưa được đồng tình cao, như ở miền núi nhiều tỉnh trên 50% học sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp. "Vậy chất lượng giáo dục ở đây như thế nào? Cách thi theo cụm tác động như thế nào đến lựa chọn của các cháu? Quy định thi ở địa phương chỉ được tốt nghiệp có lấy đi cơ hội vào đại học, cao đẳng của các cháu không?", ông nói.
💮 Bộ trưởng trả lời kỳ thi THPT quốc gia có 2 loại cụm thi, thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp thì thi tại huyện, như vậy không thay đổi so với năm trước. Còn những cháu có nguyện vọng vào đại học, trước đổi mới thi thì phải về các thành phố lớn, đi quãng đường rất xa. Bây giờ khoảng cách các cháu phải đi gần hơn vì Bộ bố trí 38 cụm. Trước đây đi thi 2 lần (tốt nghiệp và đại học, nếu thi cao đẳng thì phải thêm một lần nữa), nay chỉ thi một lần. Những thay đổi này không làm cho học sinh và phụ huynh khó khăn hơn:
Học phí tăng, học sinh nghèo có thể vay tiền để học
⛎ Đại biểu Nguyễn Văn Minh lo lắng việc một số trường được tự chủ tài chính, học phí tăng lên sẽ ảnh hưởng đến những sinh viên nghèo. Bộ trưởng cho biết đây cũng là nội dung được Chính phủ cân nhắc nhiều khi triển khai việc này. Giáo dục muốn tốt thì phải đầu tư, mức học phí hiện tại chưa đáp ứng được. Các trường tuy được tự chủ, nhưng phải gửi đề xuất học phí cho Chính phủ, trên cơ sở sự tương ứng giữa học phí với chất lượng mới được phê duyệt.
😼 Hơn nữa, nhà nước có nhiều chính sách miễn giảm học phí, học bổng cho đối tượng này. Chính phủ cũng đã triển khai hiệu quả chính sách cho sinh viên vay tiền học và hoàn trả khi đã di làm.
♓Đại biểu Minh cũng băn khoăn sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu, có phải do thắt chặt đầu vào, mở đầu ra? Bộ trưởng nhận định có 2 lý do, có những trường, ngành chưa đảm bảo chất lượng. Thứ hai là các trường mới chú ý trang bị kiến thức mà chưa giúp sinh viên hình thành các kỹ năng, rõ nhất là kỹ năng tạo việc làm. Đa số vẫn còn tư tưởng xin việc, mà chưa có kỹ năng tạo việc làm cho mình và người khác. "Chúng tôi đang chú trọng kỹ năng này", Bộ trưởng nói.
🤪 Mặt khác, theo Bộ trưởng, các yếu tố khách quan như kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp phá sản nhiều và tinh giản biên chế khiến số lượng việc làm ít đi.
Ngành điều dưỡng đang bão hòa nhân lực
ꦗ Đại biểu Nguyễn Minh Lâm nêu thực trạng mở ngành tràn lan, các trường chỉ có một thế mạnh nhưng đều trở thành đa ngành, Bộ trưởng Luận cho biết quy trình của việc mở ngành hiện nay đã cân nhắc nhu cầu, Bộ vẫn giữ quyền mở ngành để quản lý chất lượng. Tới đây những trường được tự chủ tài chính, đạt được kết quả thì Chính phủ sẽ cân nhắc cho chủ động mở một số ngành.
💝 Có những ngành đã bão hòa như kinh tế, quản trị kinh doanh, ngân hàng, điều dưỡng, Bộ đã phát đi cảnh báo và dừng không cho mở ngành. Quá trình cho mở ngành Bộ đều cân nhắc các điều kiện giảng dạy, sinh hoạt của sinh viên.
𒊎 Việc một số trường chuyển thành đa ngành là thực tế của quá trình đổi mới. Cho đến 1986 phần lớn các trường là đơn ngành như Nông nghiệp, Giao thông, Ngoại ngữ. Đến thời kỳ đổi mới một số trường mở thêm ngành, đến nay những trường này có sự phát triển và uy tính nhất định như Đại học Hà Nội (trước là Ngoại ngữ) có ngành Quản trị kinh doanh giảng dạy bằng tiếng Anh.
🏅 Trong những năm qua xã hội đã nhận thức được rằng không chỉ cần bằng đại học mà cần bằng xin được việc. Nhiều ngành phải đóng lại vì không tuyển sinh được.
Hoàng Thùy