Làng Đăm cung ứng 65% lượng hoa cho Tây Tựu, Hà Nội
Để cung cấp lượng hoa lớn cho thị trường, người dân làng Đăm phải thuê đất ở những vùng bên cạnh, đồng thời, đầu tư kỹ thuật, giống và bỏ công sức chăm sóc tỉ mỉ.
Nhắc tới Hà Nội, một trong những hình ảnh đẹp lưu lại trong tâm trí mỗi người là chiếc xe đạp rong chở đầy hoa tươi trên phố. Mùa nào hoa nấy, hương sắc rực rỡ của hoa cúc, hoa ly, hướng dương, loa kèn, hồng, đồng tiền, violet theo chân người bán hàng đua nhau điểm tô🙈 sắc màu cho các ngả đường thủ đô.
Từ quốc lộ 32 rẽ vào, đi khoảng 2 km là tới làng Đăm - nơi cung ứng trên 65% sản lượng hoa của vùng Tây Tựu. Trên đường dẫn vào làng, du khách sẽ bắt gặp những ruộng hồng, cúc, đồng 🅺tiền..., khoe sắc rực rỡ.
|
Người làng Đăm thu hoạch hoa hồng kiss. Ảnh: Bizmedia. |
Nghề trồng hoa vốn đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ, kiên trì từ khâu chọn giống, ươm mầm, chăm sóc, bón tỉa tới thu hái. Khác với một số vùng, mỗi hộ có thể trồng nhiều loại khác nhau trong một diện tích đất; ở làng Đăm, các hộ cღó xu hướng chuyên canh, người chuyên về hồng, người chuyên về cúc, người lại chỉ ươm loa kèn hay hoa ly...
Một trong những loại hoa điển hình của làng Đăm là hoa cúc. Người làng Đăm bắt đầu thời gian làm đất, xuống giống từ cuối t𝓡háng 2 Âm lịch. Cúc được trồng bằng mầm nên đất phải mềm, để mầm nhanh bén chân, do đó, sau khi phay đất, người trồng bón lót bằng phân hữu cơ rồi mới xuống giống.
Suốt 2 tuần đầu, cùng với việc tưới nước đều đặn ngày 2 lần, người trồng còn giăng lưới che nắng trên các luống. Sau khoảng 20 ngày, người dân bắt đầu chăng đèn để kích cây phát triển. Muốn thân cây mập, mọc thẳng đẹp, ngay thời điểm 💜bén rễ, bà con phải cắm nứa và chăng lưới, đồng thời, thường xuyên tỉa bớt cành nhánh.
|
Những ruộng cúc vàng rực rỡ được chia luống và giăng lưới thẳng tắp tại làng Đăm, Tây Tựu. Ảnh: Bizmedia. |
Cây hoa cúc thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại như nhện, nấm trắng, sâu vẽ... nên người trồng phải thăm ruộng🌟 thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý. Theo chia sẻ của một hộ trồng hoa ở làng Đăm, cây cúc gặp thời tiết nắng quá thì chết, mà mưa nhiều lại úng hỏng.
Một năm, cúc có thể được trồng liên tục 2, 3 vụ nhưng có khi chỉ một vụ. Trong khi đó, nghề trồng hoa lại đòi hỏi vốn nhiều. Chi phí giống, phân bón, thuốc, hệ thống đèn chăng, lưới căng, cọc... tốn khoảng🔯 5 triệu đồng mỗi sào. Nếu bán cúc với giá 2.000-3.000 đồng mỗi bông thì xem như là được giá. Có thời điểm, cúc tại vườn xuống giá còn 800-900 đồng mỗi bông, người dân cũng phải chấp nhận bán tháo đễ gỡ gạc lại chút vốn.
Nghề trồng🍰 hoa của bà con làng Đăm, Tây Tựu, Hà Nội.
Đối mặt với nhiều rủi ro, khó khăn là vậy nhưng phần lớn người làng Đăm vẫn gắn bó với nghề truyền thống này. Hầu như gia đình nào cũng có người nối nghề. Không chỉ trồng hoa ở ruộng làng, người dân còn thuê thêm đất ở các xã lân cận để canh tác💎.
Anh Thắng - người trồng hoa hơn 20 năm ở làng Đăm chia sẻ: "Hiện nay, làng chỉ còn vài vùng đất nhỏ lẻ để trồng cúc và hồng. Tôi phải thuê đất ở Mỗ, huyện Đan Phượng, cách làng khoảng 8km với g♛iá 2-2,5 triệu đồng mỗi sào để trồng hoa. Hiệu quả chưa thế nói trước nhưng vì gắn bó với nghề lâu đời rồi nên cũng chấp nhận".
|
Anh Thắng thu hoạch lứa cúc vàng vụ đông. Ảnh: Bizmedia. |
Ngày ngày, cứ vào lúc sáng sớm và chiều muộn, đường làng Đăm lại tấp nập các xe chở hoa cúc, hồng, lily, đồng tiền, phăng, violet… Các thương lái tập trung mua hoa ngay trong đêm và tập kết tại phiên sớm của chợ hoa đầu mối Hà thành. Từ đây🀅 hoa làng Đăm tỏa đi khắp các ngõ phố thủ đô.
Tuấn Nguyễn