Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ bảy, 25/8/2018, 15:00 (GMT+7)

Mướp Nhật và rau an toàn ở Ninh Bình tìm thị trường đầu ra

Đầu tư cao gấp đôi nhưng chịu chung giá bán với rau thường, chưa tiếp cận được kênh siêu thị khiến nông dân Ninh Bình gặp nhiều khó khăn.

Hiểu được trồng rau sạch mang nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả người trồng và người ăn, nhưng chi phí 𝓡đầu tư trồng rau VietGAP cao gấp đôi rau thường, trong khi giá bán thấp. Người trồng rau sạch mong thị trường thấu hiểu cái khó của nông dân và chấp nhận giá cao hơn của sản phẩm. Đây cũng là câu chuyện của người trồng rau VietGAP tại Ninh Bình.

Mướp Nhật và rau an toàn ở Ninh Bình tìm thị trường đầu ra
 
 

Mô hình trông mướp Nhật ăn ngay tại vꦰườn tại Ninh Bình

Hợp tác xã rau an toàn 🤪Khánh Thành (xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) ra đời từ tháng 6/2016 với 35 thành viên, canh tác khoảng 30 ha rau các loại.

Trước đó, nhiều thành viên HTX đã trồng ra🅰u sạch theo hướng VietGAP, thực hiện ghi nhật ký đồng ruộng, dùng phân bón đúng liều và cam kết cách ly đủ ngày, dùng thuốc BVTV vi sinh thế hệ mới...

Năm 2016, toàn bộ xã viên của HTX được Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình) tích cực tập huấn kỹ thuật trồng, thu hoạch và sơ chế rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Tháng 10/2016, ⛦HTX đạt chứng nhận VietGAP cho 7,5 ha và 16 loại rau củ quả các loại.

Hiện, với 55 thành viên tham gia𒈔, diện tích sản xuất là 50ha, HTX cung ứng đủ loại mướp Nhật, bí, dưa lê, dưa chuột... đa dạng theo mùa, sản lượng mỗi vụ hàng t🐠răm tấn.

Ông Phạm Văn Thẫn - Giám đốc HTX cho biết: "Chi phí đầu🎀 tư mỗi héc-ta rau an toàn khoảng 70 triệu đồng, 🐠cao gấp đôi trồng truyền thống. Nhưng nhiều loại rau vẫn phải chịu bán theo giá chợ trôi nổi. Do phần lớn rau của HTX chưa tiếp cận được kênh siêu thị trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cái khó của những người trồng rau sạch.

Giàn mướp Nhật rộng 10 ha của HTX rau an toàn Khánh Thành. Ảnh: Bizmedia

Giàn mướp Nhật rộng 10 ha của HTX rau an toàn Khánh Thành. Ảnh: Bizmedia

Tin tưởng rau sạch sẽ là xu hướng sản xuất෴ của tương lai, HTX đã đầu tư xây dựng 3.000m2 nhà lưới và hệ thống tưới phun tự động phục vụ cho 30ha sản xuất rau. Một số sản phẩm còn dán tem truy xuất nguồn gốc để tăng niềm tin cho người tiêu dùng.

Sau nhiều nỗ lực, một số sản phẩm nơi đây, điển hình là mướp nhật VietGAP có giá bán cao hơn. Mỗi năm, hợp tác xã thu khoảng 25 đến 30 tấn mướp Nhật một hecta, giá bán mỗi cân khoảng 10.000 đồng; doanh thu đạt khoản𝓀g 275 triệu đồng một hecta, trong khi trồng truyền thống nông dân chỉ thu được k༒hoảng 137 triệu đồng mỗi hecta.

Mướp Nhật VietGAP có giá bán cao gấp đôi so với mướp thông thường. Ảnh: Bizmedia

Mướp Nhật VietGAP có giá bán cao gấp đôi so với mướp thông thường. Ảnh: Bizmedia

Tuy nhiên, hiện HTX chỉ thu mua được cho các xã viên khoảng 2 - 2,5 tấn một ngày, phân phối cho các cửa hàng rau an toàn trong tỉnh và Hà Nội. Tuy khó khăn, trồng rau vẫn là nghề chính và truyền thống nên nông dân buộc phải bám trụ. So với với lúa ngô, sắn và cây lương thực khác, mướp Nhật và rau màu mang về nguồn thu nhập cao gấp 5 đ🔴ến 7 lần cho người nông dân Ninh Bình, đem lại động lực cho người trồng.

Ông Thẫn tâm sự: "Để rau an toàn đến với nhiều người hơn, HTX mong muốn chính quyền xã, huyện, tỉnh tăng cường công tác, quảng bá, xúc tiến để rau sạch đưa vào bán ở các siêu thị với giá cả ổn định hơn hoặc được các doanh nghiệp kết hợp đầu tư để HTX sản xuất theo kế hoạch. Như thế, mỗi mùa vụ đến bà còn không lo tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và yﷺên tâm sản xuất".

Ánh Tuyết

Chia sẻ bài viết qua email