Một ngày tháng 6/2014, lục đ🃏ịa đen đón hai sĩ quan từ Đông Nam Á xa xôi 🌠bằng một trận mưa lớn.
Đây là thời điểm trung t🅺á Trần Nam Ngạn và trung tá Mạc Đức Trọng (nay đã thăng hàm thượng tá) được Việt Nam cử đi làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Nam Sudan, đánh dấu Việt Nam chính thức tham gia vào "lực lượng mũ nồi xanh" của LHQ.
"Sân bay không có nhà ga, xung quanh🌟 nước ngập lênh láng, cỏ dại mọc đầy. Chúng tôi đến đây vào mùa mưa, mọi thứ đều tiêu điều, ảm đạm. Dù đã cố gắng hình dung nhưng vẫn bất ngờ", thượng tá Trần Nam Ngạn (45 tuổi) nhớ lại.
Tại Phái bộ, các sĩ quan ở trong những co🌃ntainer sơn màu trắng, treo cờ Tổ quốc trên nóc. Mỗi "phòng" rộng hơn chục m2 như chiếc "lò bát quái" dưới nắng nóng 40 độ C của châu Phi. Sau một tuần "học việc" ở thủ đô Juba, trung tá Ngạn được phân về Bor (thủ phủ của bang Jonglei) cách Juba 200 km, còn trung tá Trọng được điều động lên phân khu Melut thuộc tỉnh Malakal, cách nơi người đồng hương đóng quân gần 1.000 km.
'Bình quân mỗi người dân có 4 khẩu súng'
Nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc là kết nối thông tin giữa các bộ phận trong Phái bộ với phe phái chính trị, vũ trang tại đây; tiếp xúc với chỉ huy, quân💮 sự ở địa bàn phụ trách và một số nhiệm vụ khẩn cấp khác.
Nam Sudan rộng gấp ba Việt Nam nhưng chỉ có 60 km đường nhựa, chủ yếu ở thủ đô Juba, còn lại là đường đất. Khí hậu chia hai mùa mưa và khô rõ rệt. Ở các vùng xa xôi, nhiều cộng đồng ngư꧃ời vẫn sống quây quần thành bộ tộc, bộ lạc như thời nguyên thủy.
Cuộc nội chiến ở đất nước này diễn ra từ năm 2011 khi Nam Sudan tách khỏi Sudan. Hàng triệu người buộc phải cầm súng hoặc sang nước khác lánh nạn. "LHQ tạm tính trên đầu mỗi người dân Nam Sudan có 4 khẩu súng trôi nổi, không ai quản lý. Chúng tôi đi tuần tra, đến nhà dân thường xuyên thấy súng dựng ở góc nhà, những cậu thiếu niên hơn 10🐓 tuổi đã biết dùng AK", anh Ngạn kể.
Thường xuyên phải tuần tra, đàm phán, hộ tống hàng của LHQ, những chuyến đi của sĩ quan liên lạc Trần Nam Ngạn thường kéo dài hàng tuần. Mỗi khi ra ngoài ph⛎ải có ít nhất 2 sĩ quan liên lạc đi cùng nhau, vào vùng nguy hiểm có lực lượng bảo vệ đi cùng. Có lần đi 🍰tuần tra, xe của anh bị một toán lính say rượu chặn đường đòi đi nhờ, tay họ lăm lăm súng. Trung tá Ngạn và một sĩ quan cấp cao của quân địa phương phải xuống thương lượng hồi lâu, toán lính mới cho đi.
"Mỗi lần hộ tống hàng hoặc làm nhiệm vụ qua tr൩ạm kiểm soát đều gặp sự nghi kị 𒅌của cả hai bên, sĩ quan liên lạc phải trở thành chuyên gia đàm phán, quyết định sự thành công hay thất bại của chuyến đi", anh chia sẻ.
Căn cứ Melut, nơi trung tá Mạc Đức Trọng công tác là địa bàn thường xuyên xảy r💙a giao tranh𓄧 giữa quân Chính phủ và phe đối lập vì có trữ lượng dầu khí lớn. Melut có 4 trại tị nạn với hơn 150.000 dân thường chạy loạn nên nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc nặng nề hơn, kiêm nhiệm bảo vệ dân thường trước các cuộc xung đột.
Một năm ở Nam Sudan, anh thực hiện khoảng 200 cuộc tuần tra với mọi hình thức, phương tiện trên tổng chiều dài hơn 10.000 km. Ngoài liên lạc, đàm phán, hộ tống, nhân đạo, trung tá😼 Trọng tham gia nhiều nhiệm vụ khẩn cấp như tìm kiếm, đảm bảo an toàn cho khoảng 3.000 người dân chạy loạn sau khi lực lượng đối lập tấn công vào quân Chính phủ ở thị trấn Jamam; di tản gần 200 nhân viên cứu trợ LHQ trong bối cảnh lực lượng ly khai người Shiluk bất ngờ♎ tấn công quân Chính phủ ở Melut…
Để được lựa chọn tham gia lực lượng mũ nồi xanh, sĩ qu♑an phải có trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức đối ngoại quốc phòng, năng lực quân sự đáp ứ🔯ng yêu cầu cao trong môi trường đa quốc gia. Ngoài ra, sĩ quan cần có phẩm chất đạo đức để làm sứ giả của quân đội nhân dân Việt Nam ở Liên Hợp Quốc. |
Đầu tháng 8/2014, ở tỉnh Maban xảy ra vụ việc 8 nhân viên cứu trợ LHQ bị giết hại do thù hằn sắc tộc, lực lượng dân quân địa phươ꧒ng bao vây trụ sở của các tổ chức quốc tế. Cơ quan thẩm quyền của LHQ ở New York yêu cầu phái bộ Nam Sudan phải có biện pháp bảo vệ. Ban sĩ qua𒀰n liên lạc của lực lượng gìn giữ hoà bình ở Nam Sudan đã cử hai sĩ quan trong đó có trung tá Trọng cùng đại đội bộ binh Ấn Độ cấp tốc hành quân 300 km tới tỉnh Maban để giải cứu các tổ chức nhân đạo quốc tế.
Kết quả 🎃của chiến dịch là đảm bảo an toàn cho hàng trăm nhân viên cứu trợ, chấm dứt nạn bắt giết bừa bãi, ổn định tình hình an ninh tại địa bàn.
Chuyến phà giữa hai làn đạn
Đại úy Nguyễn Đức Thắng, sĩ quan liên lạc kế nhiệm thượng tá Trần Nam Ngạn, làm nhiệm vụ ở Bor 🦂(bang Jonglei) nhớ nhất lần hộ tống 7 chuyến phà của꧟ LHQ chở đầy hàng hóa dọc sông Nile trắng suốt 10 ngày.
Phà đi qua nhiều trạm kiểm soát của cả hai bên, đến trạm phải dừng cách khoảng 50 m. Nếu không dừng, phà sẽ... ăn đạn. Nhiều khi trạm kiểm soát đơn sơ, chỉ có hai người lính đứng vẫy với khẩu súng trên tay. Vì thế, trên tháp lái của phà luôn có người quan sát bằng ống nhòm, gần tới tr💎ạm là tinh thần ai nấy căng như dây đàn.
"Bước chân lên phà là nhìn thấy vết thủng lỗ chỗ vì đạn bắn trong những chuyến đi trước", anh Thắng kể và cho hay lực lượng hộ tống phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc an toàn như luôn mặc áo chống đạn, không൩ được tự ý nhảy xuống sông tắm vì có cá sấu...
"Một năm cho mình nhiều trải nghiệm khó quên, nhi🍒ều lúc đối mặt với nguy hiểm khiến mình can đảm hơn", đại úy Thắng nói.
Người lính mũ nồi xanh chia sẻ, lần đầu làm việc cho 𒈔LHQ trong môi trường đa quốc gia đã giúp anh học được sự chuyên nghiệp của sĩ quan đến từ những nước phát triển, nắm bắt được tình hình, cơ cấu tổ chức của quân đội nước khác để có thể tự tin làm việc ở bất cứ phái bộ nào của LHQ.
Tháng 5/2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình thành lập, đánh dấu Việt Nam chính thức tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Đến nay, 12 lượt sĩ quan đã đi làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Nhân dịp này, VnExpress đăng tải các bài viết về lực lượng gìn gღiữ hòa bình để độc giả hiểu hơn nhiệm vụ, cuộc sống của những sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang trên đầu chiếc mũ nồi xanh. |