Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ sáu, 3/3/2017, 00:00 (GMT+7)

Nữ kế toán khởi nghiệp với tinh bột nghệ

Nhận thấy thị trường tinh bột nghệ còn mới, có nhiều tiềm năng, chị Giang ở Nghệ An quyết định bắt tay sản xuất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm nông nghiệp này.

Trước khi làm chủ cơ sở tinh bột nghệ Lan Giang, chị Nguyễn Tú Giang ở TP Vinh, Nghệ An từng làm kế toán cho mộ⛦t doanh nghiệp tại địa phương. Sau nhiều lần sử dụng tinh bột nghệ, thấy công dụng thực sự của sản phẩm, lại nhận ra thị trường của loại mặt hàng này khá tiềm năng, chị Giang học h﷽ỏi kinh nghiệm làm nghề của nhiều hộ xung quanh và bắt tay thử nghiệm loại tinh bột chất lượng. Với kết quả khả quan thu được, năm 2013, chị mở cơ sở sản xuất tinh bột nghệ để cung ứng cho thị trường.

polyad

Tinh bột nghệ vàng thơm tại cơ sở của chị Giang. Ảnh: Tinh bột nghệ Lan Giang.

Chị Giang chia sẻ, khó khăn lớn nhất khi mở cơ sở là ít vốn. Nhờ vay mượn của người thân, chị có điều kiện đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu chất lượng, mua thêm máy móc hỗ trợ phơi sấy nghệ để sản phẩm khi xuất ra sẽ cho chất lượng cao, đồng thời thuê mướn thêm nhân công khi sản xuất rộ 🧸vụ...

Theo chị Giang, làm tinh bột nghệ không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nhưng lại mất thời gi⛦an vì phải trải qua nhiều công đoạn. Trong khi các hộ khác trong vùng tập trung làm tinh bột nghệ từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau thì chị lại tập trung sản xuất từ tháng 10 đến tháng 4.

"Thời điểm này, ꧟nghệ thu hoạch c♉ho củ già nhất nên hàm lượng tinh bột nhiều hơn. Hơn nữa, củ nghệ già cũng cho sản phẩm tinh nghệ thơm hơn", chị Giang chia sẻ.

polyad

Nghệ được cơ sở thu mua chủ yếu tại Hưng Yên, Thanh Hóa, Đắk Lắk và một số huyện trồng nghệ phổ biến ở Nghệ An. Ảnh: Bizmedia.

Nghệ tươi thường thu mua từ Hưng Yên, Thanh Hóa,ꦏ Đắk Lắk và một số huyện trong tỉnh như Tân Kỳ, Đô Lương, Ngh♕ĩa Đàn… Tại cơ sở Lan Giang, công nhân sẽ chế biến nghệ theo phương pháp thủ công, lọc bỏ phần tạp chất và váng dầu để thu được tinh bột nghệ lắng phía dưới.

Để bảo đảm chất lượng và màu sắc sản phẩm, ngay từ khi mở cơ sở, chị Giang đầu tư một máy sấy tin🔯h bột nghệ🉐 trị giá hơn 20 triệu đồng. Tinh bột khi còn ướt sẽ được đưa vào phòng kín sấy lạnh, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giúp giữ nguyên hàm lượng curcumin.

"Với phương pháp phơi khô thông thường, tinh bột không có màu sắc đẹp, chỉ để khoảng nửa năm đã có dấu hiệu hỏng, biến chất. Tuy nhiên, nếu sấy bằng máy, tinh bột nghệ thành phẩm có màu sáng, đẹp, thời gian lưu trữ lâu. Nếu bọc trong bao, lọ kín, ওmọi người có thể để được cả năm mà không sợ bị hỏng", chị Giang nói.

polyad

Tinh bột nghệ ướt được sấy khô bằng máy để đảm bảo màu sắc và chất lượng. Ảnh: Bizmedia.

Ngoài đầu tư máy móc sấy tinh nghệ, chị Giang còn được kỹ sư của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nên các sản phẩm của cơ sở đạt chuẩn cả về hình thức và chất lượng. Tinh bột đạt chuẩn phải mịn, khô tơi, không vón cục, có mùi nghệ đặc🌞 trưng... Khi pha tinh bột nghệ vàng vào nước sẽ khô💫ng tan.

Hiện trung bình mỗi vụ, cơ sở của chị sử dụng khoảng 70 tấn nghệ tươi và cho ra khoảng hơn 5 tấn tinh bột nghệ. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về mỗi năm từ 200 đến 300 triệu đồng. Sản phẩm của cơ sở được tiêu thụ tại nhiều địa bàn trong cả nước, trong đó, nhiều nhất là tại Hà Nộ𝔉i, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, TP HCM, Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Quy Nhơn...

Phan Anh

Chia sẻ bài viết qua email