Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ ba, 22/11/2016, 09:09 (GMT+7)

Thanh long đỏ giúp người dân Lập Thạch thoát nghèo

Sau 5 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ an toàn, năng suất toàn huyện đạt 8-10 tấn trên một ha, doanh thu đạt trên 15 tỷ đồng vào năm 2015.

Lập Thạch là một huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên đ꧃ất đai luôn cằn cỗi. Từ nhiều năm trước, cây trồng chủ lực ở đây là bạch đàn, ngô, sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Bởi vậy, cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Năm 2010, nhờ sự tham mưu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, người dân tham gia dự án trồng thí điểm 100 ha cây🌳 thanh long ruột đỏ tại 3 xã ở huyện Lập Thạch. Trung tâm Khuyến nông và phòng Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp là 2 đơn vị chính giúp đỡ bà con. Tuy nhiên, thời gian đầu bà con địa phương còn rất dè chừng với giống cây mới này vì họ nghĩ thanh long chỉ hợp với khí hậu, thổ nhưỡng các tỉnh miền trong.

Vườn thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch. Ảnh: 20namtailap

Vườn thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch. Ảnh: 20namtailap.

Nhưng trăm lời t💃huyết phục cũng không bằng một hành động thực tiễn. Ông Phan Văn Chí (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch) đã sử dụng 4,5ha đất để trồng thanh long ruột đỏ. Mỗi năm số lợi nhuận ông thu về là 400 triệu đồng. Từ đó, những bà con khác nhận thấy thu nhập từ việc trồng cây thanh long ruột đỏ cao gấp hàng chục lần trồng ngô, khoai, bạch đằng nên bắt đầu phối hợp 🐈cùng địa phương trồng giống quả mới này.

Thanh long là cây thuộc họ xươn⛄g rồng nên khả năng sinh trưởng trên các vùng đồi, gò khô cằn tốt, quy trình chăm sóc lại đơn giản. Tuy nhiên, vì là giống cây mới nên bà con vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng và chăm sóc. Để giảm bớt khó khăn khi trồng thanh long ruột đỏ, Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí giống, trụ bê tông và phân bón cho người dân. Hiệp hội Thanh long Lập Thạch cũng được thành lập nhằm giúp bà con trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn, giống cây trồng. Ngoài ra, mọi người còn hướng dẫn, giám sát lẫn nhau cách sử dụng phân bón, chế phẩm vi sinh và tuân thủ nghiêm túc các quy định của VietGAP.  

Sau 5 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ an toàn, quy mô toàn huyện đã tăng lên 120✨ha, năng suất đạt từ 8-10 tấn trên một ha, doanh thu toàn huyện đạt trên 15 t🐈ỷ đồng vào năm 2015. Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã cấp bằng công nhận thương hiệu cho sản phẩm "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch - Vĩnh Phúc".

Nhờ đôi bàn tay cần cù và tinh thần dám phá bỏ lối tư duy cũ kém hiệu quả, người dân huyện Lập Thạch đã phủ xanh những vùng đồi cằn cỗi thành trang trại thanh long sai trĩu quả. Từ đó, thanh lo♐ng trở thành giống cây trồng xóa đói giảm nghèo chủ lực của địa phương, giúp cuộc sống bà con thêm đủ đầy. 

Long An

Chia sẻ bài viết qua email