Vựa nuôi heo VietGAP tại Mỏ Cày, Bến Tre
Với số lượng vài trăm nghìn con nuôi theo mô hình VietGAP, những đàn heo của bà con huyện Mỏ Cày chiếm hơn 50% tổng số heo toàn tỉnh Bến Tre.
Với tâm niệm: "nuôi heo sạch là xu🅠 t🐎hế tất yếu và để bà con được ăn thịt sạch", người dân tại Mỏ Cày đã thành lập tổ hợp tác nuôi heo VietGAP từ năm 2015 với 18 thành viên tham gia. Định hướng xây dựng thương hiệu heo Mỏ Cày chất lượng cao, t♑ổ hợp tác đầu tư hệ thống trang trại chăn nuôi và giống heo chất lượng. Anh Truyền, một thành viê🌠n trong tổ cho biết, so với nuôi heo thông thường, nuôi heo VietGAP phải đầu tư nhiều hơn.
Theo đó, với lứa heo đầu tiên, các thành viên nhập giống trực tiếp từ nước ngoài, chủ yếu là Yorkshire (Anh), Landrace (Đan Mạch), Pietrain (Bỉ) và Duroc (Bắc Mỹ). Ngoài lựa chọn giống tốt, người nuôi còn thiết kế chuồng trại thoáng mát, phân chia khu vực dành riêng ♚cho heo từng lứa tuổi, xây dựng khu xử lý chất thải riêng biệt, thiết kế máng ăn, máng uống thuận tiện, dễ dàng 🅰vệ sinh.
|
Trang trại nuôi heo của anh Truyền - thành viên tổ hợp tác nuôi heo VietGAP tại Mỏ Cày. Ảnh: Hồ Văn Truyền. |
Bên cạnh đó, cứ 6 tháng, heo lại được xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra. Anh Truyền cho biết, để phát triển đàn khỏe mạnh, heo con khi còn nhỏ đã được tiêm văcxin và kháng sinh ngay ngoài ra, bà con không sử dụng thêm loại thuốc nào ꦚkhác trong quá trình chăn nuôi. Với kinh nghiệm nuôi heo lâu năm của bản꧙ thân, các bệnh như viêm phổi, tai xanh… phần lớn đã được kiểm soát.
Heo nuôi theo quy trình VietGAP còn được ❀theo dõi bằng sổ nhật ký có ghi đầy đủ quá trình chăm sóc, các loại thực phẩm và thuốc đã sử dụng. Những ghi chép này phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc s🧸ản phẩm khi bán ra thị trường.
Hiện nay, tổ hợp tác heo Mỏ Cày có 18 thành viên, sản lượng heo thịt đạt hơn 1.000 tấn mỗi năm. Heo VietGAP tại Mỏ Cày khi xuất bán ra thị trường luôn có sự giám sát của🍨 Trạm thú y Mỏ Cày, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thu Nga