Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ ba, 24/9/2019, 16:00 (GMT+7)

'Xuất khẩu nông sản sang EU sẽ tăng 20%'

Bộ trưởng Bộ Công thương nhận định Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng nhanh từ nay đến năm 2030.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anhhiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết vào ngày 30/6/2019 là cơ hội lớn𒁏 đối với xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam do thuế suất được giảm sâu ngay từ những năm đầu tiên.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt𒆙 Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.

Hiệp định cũng mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân. Theo đó, trong lĩnh vực thương mạ🔯i hàng hóa, gần như toàn bộ 100% biểu thuế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết".

Riêng đối với các mặt hàng nông sản, Bộ trưởn🃏g Bộ Công Thương cho rằng, các nước châu Âu sẽ cắt giảm thuế quan về 0% lần lượt năm đầu tiên và sau ♎10 năm là 74,6% và 97,3% số dòng thuế nông nghiệp cam kết. Nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như các sản phẩm từ hạt...

 Đối với mặt hàng rau củ quả, EU cũng cam kết xóa bỏ thuế khi EVFTA có hiệu lực. Đối với thuỷ sản, khoảng 50% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ, 50% dòng thuế còn lại cũng sẽ đư♛ợc xoá bỏ trong lộ trình 5-7 năm.

Vải thiều được trồng theo quy trình VietGAP đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Vải thiều được trồng theo quy trình VietGAP đáp ứng yêu cầu xuất ✅khẩu.

Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Công Thắng cũng nhận định: "Nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội với các ngành hàng là trái cây, thủy sản, lâm nghiệp... với các sản phẩm có lợi thế như tiêu, điều, cà phê...Với vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới, trong khi EU là một trong những thị trường lớn của cà phê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU được dự báo sẽ tăng lên sau kh🍨i EVFTA được ký kết".  

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn mà EVFTA mang lại, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, những thách thức mà các doanh nghiệp Việt nói chung và ngành cà phê nói riêng phải đối mặt cũng không hề nhỏ, nhất là trong vấn đề nâng cao chất lượng cà phê và đảm bảo an toàn thực phẩm.⛄ "Chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về rào cản kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cam kết trong các FTA  nói chung và EVFTA nói riêng", ông Đỗ Hà Nam nhìn nhận. 

Để tận dụng tối đa cơ hội mà EVFTA mang lại, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, dư địa giá trị gia tăng của ngành cà phê còn nhiều, do vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kh🌸âu chế biến sâu. Nông dân cũng phải chuyển hướng sang canh tác bền vững, đạt chứng nhận quốc tế; có sự phối hợp và kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà phân phối tại EU, từ đó làm gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu. 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Thành Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, EU là thị trường lớn, có nhu cầu nhập khẩu cao các loại trái cây, đặc biệt là rau gia vị. Hiện các sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu đang được các doanh nghiệp khai thác khá tốt tại thị trường này. Tuy nhiên, với các sản phẩm rau quả tươi để xuất khẩu vào được EU, doanh nghiệp phải đảm bảo được yêu 🐷cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm khá khắt khe. 

Hiện EU đã quy định mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vꦕật (MRLs) được sử dụng trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Đối với các sản phẩm rau quả tươi, doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về MRLs và ngăn ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn là những điều kiện tiên quyết khi muốn thâm nhập thị trường EU. Các sản phẩm có chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc có hàm lượng cao hơn mức cho phép sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này. 

Trên thực tế, không chỉ cà phᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚê hay rau quả, rào cản khó khăn nhất đối với nông sản Việt Nam là an toàn thực phẩm. Trong thời gian vừa qua, nhiều nông sản Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường chất lượng cao như EU và đã có những tín hiệu tích cực trong sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các thị trường có tiêu chuẩn cao. "Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan vì càng ngày thị trường đòi hỏi càng cao, tần suất giám sát, kiểm tra cũng càng cao.  Nếu không đáp ứng chúng ta sẽ mất cơ hội.", ông Trần Công Thắng nói. 

An Nguyên

Chia sẻ bài viết qua email