Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) hôm qua xác nhận đã bắt một tàu mà họ cho là đang buôn lậu dầu ở phía nam đảo Lark thuộc qua eo biển Hormuz ngày 14/7. Khi bị bắt, thủy thủ đoàn có 12 n🎀gười và tàu đang chở một triệu lít dầu. IRGC không nêu tên hoặc xuất xứ của tàu, nhưng nói rằng đây chính là tàu dầu nước ngoài gặp sự cố ở vịnh Ba Tư mà hải quân Iran đã kéo vào lãnh hải để sửa chữa sau khi nhận được tín hiệu khẩn nguy.
Thông báo được đưa ra sau khi tàu chở dầu Riah dài 58 m treo cờ Panama, mất tích gần eo biển Hormuz hôm 13/7. Sau khi rời cảng Dubai ở Các Tiểu vương quốc🗹 Arab Thống nhất (UAE) tuần trước, tàu bất ngờ chệch kꦉhỏi hành trình khi đi qua eo biển Hormuz và hướng về lãnh hải Iran, song không phát bất cứ tín hiệu khẩn nguy nào.
Đối mặt với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt cũng như những lời đe dọa có hành động quân sự từ phía Mỹ, Iran tuyên bố sẽ tự bảo vệ mình và bảo vệ vùng biển vịnh Ba Tư, ngay cả k🎃hi Lầu Năm Góc cáo buộc Tehran đứng sau các cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại đi qua khu vực.
Esfandyar Batmanghelidj, người sáng lập trang tin Bourse & Bazaar chuyên theo dõi các diễn biến kinh tế ở Iran, nhận định với bối cảnh chính trị như hiện nay, việc Iran bắt🦹 tàu dầu nước ngoài rõ ràng nhằm truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới cả trong và ngoài nước.
"Với công chúng Iran, IRGC muốn thể hiện quyết tâm của mình trong nỗ lực đấu tranh chống lại nạn buôn lậu dầu", nhiệm vụ khó khăn đến mức giới lãnh đạo nước này ví von nó giống như việc chiến đấu với "con🥃 rồng 7 đầu", Batmanghelidj nhận xét. Với cộng đồng quốc tế, việc bắt tàu dầu giống như một tuyên bố về khả năng dám làmcủa Iran.
"Bằng cách nhắm mục tiêu vào 🍃một con tàu nhỏ, vô danh và đưa ra cáo buộc buôn lậu dầu, IRGC dường như đang cố cho thế𓄧 thế giới thấy rằng họ có khả năng làm những việc gì mà không làm bùng phát một cuộc khủng hoảng an ninh mới", Batmanghelidj cho biết.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran một lần nữa tiến gần đến ngưỡng khủng hoảng gợi nhớ tới cuộc chiến tranh tàu dầu những năm 1980 sau quyết định hồi năm ngoái cꦑ🥂ủa Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Thỏa thuận trên cam kết giảm nhẹ các lệnh trừng phạt lên Tehran, đổi lại họ phải đồng ý kiềm chế hoạt động hạt nhân của mình.
Dù các cường quốc như Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc phản đối và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận Iran không phá vỡ thỏa thuận, Washington vẫn không ng♛ừng gia tăng áp lực kinh tế lên Tehran.
Mỹ cáo buộc Iran hỗ trợ các nhóm phiến quân trên khắp Trung Đông và đe dọa sự ổn định của khu vực với chương trình tên lửa đạn đạo. Trong khi liên tụ🔯c phủ nhận việc họ muốn tìm kiếm vũ khí hạt nhân, Iran tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển kho tên lửa nhằm chống lại Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Israel hay Arab Saudi.
Lầu Năm Góc đã bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự tại Vùng Vịnh với lý do Iran đang tạo ra mối đe dọa với lợi ích của Mỹ trong khu vực. Washin🥀gton còn cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công nhằm vào tàu dầu gần Vịnh Oman hồi tháng 5 và cuối tháng trước.
Iran b♊ác bỏ các cáo buộc nhưng IRGC thừa nhận việc họ bắn rơi máy bay triౠnh sát không người lái Mỹ (UAV) Mỹ vì xâm phạm không phận. Động thái trên khiến Tổng thống Trump ra lệnh không kích Iran nhằm trả đũa nhưng rút lại quyết định vào phút chót.
Dù Anh cùng một số nước khác kêu gọi Mỹ và Iran không làm leo thang căng thẳng, Hải quân Hoàng gia Anh hồi đầu tháng bắt một siêu tàu dầu Iran mà họ cáo buộc là đang vận chuyển dầu tới𝐆 Syria qua Gibraltar, vi phạm lệnh trừng phạt của EU. Tehran dọa sẽ đáp trả dù họ bác bỏ thông tin từ phía Mỹ về sự việc diễn ra sau đó khi IRGC được cho là đã tiếp cận một tàu dầu Anh nhưng bị tàu hộ tống xua đuổi.
Theo giới chuyên gia, bảo vệ những tuyến vận chuyển dầu trên vùng biển quốc tế là nhiệm vụ tối quan trọng vào lúc này đặt trong bối cảnh tình hình bất ổn ở Vịnh Ba Tư. Rockford Weitz, chủ tịch Viện Nghiên cứu Hàng hải Toàn cầu kiêm chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Hàng hải Fletcher thuộc Đại học Tufts, Mỹ, đánh giá sứ mệnh trên là "một trong rất ít thứ mà thế giới đồng lòng" song ông lưu ý rằng𓆏 cuộc khủ🙈ng hoảng hiện nay vẫn có thể khiến các cường quốc chia rẽ.
"Không phải bàn cãi gì về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã gây bất ổn cho khu vực và khiến họ bị phản đối", Weitz nói. Mặt khác, theo ông, nếu Iran thực sự đứng sau các cuộc tấn công nhằm vào tàu của Na Uy, Nhật, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trên vịnh Oman, chiến lược của Tehran sẽ "bị phản tác dụng nghiêm trọn♔g và không thể mang đến cho họ kết quả mong muốn".
Iran gần đây khiến căng thẳng gia tăng bằng việc hủy bỏ một số cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân nhằm đáp trả việc EU không thể bình thường hóa các mối quan hệ thương mại như đã nêu trong thỏa thuận. Dù EU đã thông báo về một gói thỏa thuận thương mại đặc biệt nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch với Iran, tới nay chúng chỉ giới hạn ở các mặt hàng viện trợ nhân đạo, không bao gồm các sản phẩm thuộc những ngành công nghiệp sinh lời như dầu mỏ. Trong khi đó, giới chức Iran tuyên bố đã bắt đầu làm giàu uraniu♚m vượt quá mức quy định.
Tuy nhiên, các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran đã không kích hoạt một cơ chế giải quyết tranh chấp được nêu trong thỏa thuận. Thay vào đó, họ kêu gꦕọi củng cố các kênh thương mại giữa EU và Iran, thúc giục Iran quay trở lại tuân thủ thỏa thuận, đồng thời lên án những biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến Washington trở nên cô lập hơn với các đối tác xuyên Đại Tây Dương, những quốc gia từng bị Mỹ gạt sang một bên khi chính quyền Trump theo đuổi chính sách ngoại giao "Nước Mỹ trước tiên".
Vũ Hoàng (Theo Newsweek)