Triều Tiên gần đây khiến Mỹ và các đồng minh ởꦡ Đông Bắc Á lo lắng với các vụ thử vũ khí liên tiếp, trong đó có vụ phóng tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng bên trong Triều Tiên, những sự kiện này đang được mô tả rất khác so với trước đây.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không xuất hiện thường xuyên trong các vụ phóng tên lửa năm nay, sau khi bỏ qua tất cả vụ phóng năm 2021. Tin tức về nhiꦅều vụ phóng gần đây không xuất hiện trên trang nhất Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên, một số vụ thậm cౠhí còn không được nhắc đến.
Trong qu🧔á khứ, truyền thông nhà nư🎉ớc Triều Tiên gần như đưa tin về mọi vụ thử tên lửa. Nếu ông Kim tới thị sát, chúng thường được đưa lên trang nhất và phát trên truyền hình quốc gia.
Khác với nไhững thông điệp cứng rắn cách đây 5 năm, khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa trút "lửa giận" lên Triều Tiên, ông Kim và truyền thông nước này đang chú trọng hơn vào nông nghiệp, khi tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng do đại ▨dịch Covid- 19 cũng như thời tiết khắc nghiệt và chuỗi cung ứng đứt gãy.
Bước thay đổi được thể hiện rõ ràng nhất hồi đầu tháng, khi Triều Tiên tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động. Ông Kim đã phá vỡ truyền thống khi không tổ chức một cuộc duyệt binh hay các lễ kỷ niệm đông người ở tru📖ng tâm thủ đô Bình Nhưỡng.
Thay vào đó, ông tới thị sát một ꦍtrang trại mới được xây dựng trên khu đất từng là sân bay quân sự và bãi phóng tên lửa. Mặc áo khoác và đội mũ đen, ông ngồi gi💜ữa những luống rau trồng thẳng hàng bên trong một nhà kính của cơ sở này.
Phát biểu tại hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Trung ương khóa 8 đảng Lao động Triều Tiên cuối năm ngoái, ông Kim thừa nhận Triều Tiên đang đối mặt "cuộc đấu tranh sinh tử rất lớn", khi h𝕴ứng chịu khủng hoảng kinh tế do các biện pháp đóng cửa biên giới để kiểm soát đại dịch.
Ông thông báo mục tiêu chính của Triều Tiên năm 2022 là ph𓆉át triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân để vượt qua khó khăn, không đề cập vấn đề hạt nhân hay quan hệ với Mỹ.
Theo ước tính hồi tháng 9 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, gần 70% người dân Triều Tiên, tương đương khoảng 17,8 triệu người, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong năm nay. Triều Tiên được cho là sẽ thiếu hụt khoảng 1,2 triệu tấn lương thực, tăng 170.000 t📖ấn so với năm ngoái.
Theo Seo Jae-pyong, một người Triều Tiên đàoﷺ tẩu, trước những khó khăn hiện tại của đất nước, các lãnh đạo ở Bình Nhưỡng dường như không muố💮n chú trọng quá nhiều vào các tiến bộ về vũ khí.
"Ông Kim hiểu rằng người dân Triều Tiên không muốn liên tục nghe về các vụ phóng tên lửa khi đang phải đối mặt với những🐼 khó khăn trong cuộc sống hàng ngày", Seo nói.
Kim Yong-hyun, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại họཧc Dongguk ở Seoul, cho biết việc các bản tin nhấn mạnh đến sản lượng nông nghiệp cũng cho thấy các cuộc đàm phán hạt nhân với Washington không còn là ưu tiên hàng đầu đối với Bình Nhưỡng. Hai bên đã không tổ chức các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa trong ba năm qua.
"Triều Tiên đang dành thời gian này để ưu tiên cải thiện sinh kế và nâng cao năng lực tên lửa của mình🌃", giáo sư Kim cho hay.
Trước đại dịch, người dân Triều Tiên có thể mua ngô với giá bằng một phần ba giá gạo. Nhưng giá ngô hiện nay đã tăng lên, bằng một nửa giá gạo, cho thấy nhu cầu lựa chọn thực phẩm giá rẻ ở nước này đang tăng lên, theo bình luận viên Lee Sang-yong từ Daily NK, trang chuyên đưa tin về Triề𝕴u Tiên.
Sau khi thừa nhận những ꦕsai lầm về kinh tế và tình trạng thiếu lương thực hồi năm ngoái, ông Kim bắt đầu năm 2022 bằng tuyên bố cải thiện nguồn cung thực phẩm. Ông gần đây cũng thông báo kế hoạch khắc phục tình trạng thiếu lương thực để mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết chính sách nông nghiệp là chương trình được thảo luận duy nhất tại một cuộc họp c𓄧ủa Bộ Chính trị Triều Tiên vào tháng trước. Đây là điều hiếm thấy tại một cuộc họp quan trọng như vậy của Bình Nhưỡng.
Ngay cả ngành công nghiệp quốc phòng cũng được huy động để chế tạo máy nông nghiệp, hỗ trợ nỗ lực canh tác. Hồi cuối ꦦtháng 9, khoảng 5.500 máy nông nghiệp mới đã được ông Kim Jong-un trao tặng cho các trang trại địa phương ở tỉnh Nam Hwanghae, khu vực bên bờ biển phía tây đất nước, nơi được coi là vựa lúa của quốc gia.
Mặc dù ông Kim đang nỗ lực đối phó khủng hoảng lương thực, các vấn đề của Triều Tiên, một phần bắt nguồn 🐓từ những lệnh trừng phạt quốc tế đối với chương trình tên lửa, hạt nhân của nước này, đã cản trở khả năng tiếp cận nhiên liệu, phân bón cùng các hàng hóa thiết yếu khác phục vụ lĩnh vực nông nghiệp.
Triều Tiên vẫn đang dành phần lớn ngân sách của mình cho nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự. Theo ước tính từ Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên đã chi tới 560 triệu USD cho phát triển và thử nghiệm tên lửa trong năm nay. Bình Nhưỡng đã tiến hành 27 vụ phóng tên ﷽lửa trong năm 2022, nhiều nhất từ trước tới nay.
Theo các chuyên gia về Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phát triển tên lửa song song với thúc đẩy nông nghiệp, vì cho rằng chúng sẽ mang lại đòn bẩy giúp nước🍃 này đạt lợi thế trong các cuộc đàm phán và cuối cùng có thể nắm giữ chìa🐬 khóa đảm bảo tương lai đất nước.
"Ông Kim sẽ tiếp tục đề cao khả năng tự lực như một cách để vượt qua tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng do đại dịch và các lệnh trừng phạt", Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoꦛul, nhận xét. "Nhưng ông ấy sẽ không đánh đổi vũ khí của mình lấy viện trợ lương thực".
Vũ Hoàng (Theo WSJ)