Trước kiến nghị của cử tri các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai về việc xem xét🔥 dỡ bỏ trần lãi suất, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định đây chưa phải thời điểm phù hợp để làm việc này. Trong văn bản trả lời cử tri, ông Bình giải thích: "Mặc dù thanh khoản của các tổ chức tín dụng đã được cải thiện tích cực nhưng chưa đồng đều giữa các tổ c��hức tín dụng, một số tổ chức tín dụng yếu kém vẫn gặp khó khăn về thanh khoản. Nếu bỏ trần lãi suất huy động thì các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn huy động, từ đó đẩy mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, kéo lãi suất cho vay tăng theo”.
Tuy nhiên, câu chuyện vượt trần lãi suất đã tái diễn trong vài tháng gần đây. Nhiều nhà băng chủ động mặc cả với khách lãi suất gửi kỳ hạn 1 tháng. Tại chi nhánh một ngân hàng cổ phần trên phố Xã Đàn (Hà Nội), khách gửi tiền chỉ từ 200 triệu đồng trở lên đã được nhân viên giao dịch gợi ý với lãi suất cộng thêm từ 1 - 2 điểm phần trăm. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nguyên nhân các nhà băng vượt trần cũng xuất phát từ thanh khoản do cuối 🌟năm, nhu cầu nguồn tiền tăng cao và chưa kể việc các nhà băng đang cố gằng bù đắp thanh khoản c𝓀ho vàng.
Trong báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, việc lãi suất huy động có dấu hiệu vượt trần như vừa qu𓂃a là chỉ báo cho thấy các ngân hàng có thể đang gặp khó khăn về thꦯanh khoản.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nguyên nhân các nhà băng vượt trần cũng xuất phát từ thanh khoản. Ảnh minh họa: Anh Quân. |
Trao đổi với cử tri, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ cân nhắc bỏ trần lãi suất huy động "khi điều kiꦇện kinh tế vĩ mô và🦋 tiền tệ cho phép".
Vấn đề điều tiết lãi suất huy động và lãi suất cho vay của nhà điều hành cũng khiến nhiều cử tri quan tâm. Cử tri các tỉnh Quảng Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Long An, Hải Dương...) băn khoăn: "Việc điều tiết có nguyên nhân vì lợi ích nhóm hay không vì việc giảm lãi suất cho vay không được♊ thực hiện cùng với giảm lãi suất huy động". Tuy nhiên, về phần mình, Thống đốc vẫn khẳng định "không có lợi ích nhóm trong việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước". Thống đốc lấy dẫn chứng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011 với mức giảm từ 3-6 điểm phần trăm một năm. Trong đó lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 10-13% một năm.
Cũng về vấn đề này, cử tri tỉnh Hậu Giang cho rằng lãi suất cho vay của Việt Nam năm 2011 và quý I năm 2012 cao gấp 3-4 lần so với các nước trong khu vực. Do đó, cử tri đề nghị áp dụng mức lãi suất cho vay ngang bằng với các nước. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn🌺 Bình cho rằng trong bối cản hiện nay, mức lãi suất cho vay VND phổ biến từ 10-15% một năm là phù hợp với kỳ vọng lạm phát 7-8% trong năm 2012.
"Các nước trong khu vực có thể duy trì mức lãi suất choꦛ vay thấp vì lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, gửi ti📖ền tại ngân hàng chỉ là một hình thức đầu tư an toàn, không phải là hình thức đầu tư hiệu quả nhất", người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước giải thích.
Về những tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, cử tri tỉnh An Giang phản ánh có tình trạng một số ngân hàng buộc người vay tiền gửi lại 5% tổng giá trị vay vào thẻ ATM và không được rút tiền, đồng thời phải ký hợp đồng tai nạn 0,1%. Ông Nguyễn 𒈔Văn Bình khẳng định trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu khách vay ký quỹ như vậy là không phù hợp với quy định sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nhà nước. "Đề nghị cung cấp thông tin cụ thể về tổ chức tín dụng đ🤡ang áp dụng chính sách này để Ngân hàng Nhà nước kịp thời xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật", Thống đốc cho biết.
Thanh Thanh Lan