Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn chiều 21/8. Ảnh: Nhật Minh |
>> Clip Thống đốc giải trình về bầu Kiên bị bắt |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên thứ hai của Chính phủ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội kỳ này. Phần hỏi đáp dành cho ông Nguyễn Văn Bình được đặc biệt quan tâm bởi những câu chuyện nóng hổi trong ngành thời gian qꩲua.
Theo chương trình dự kiến, Thống đốc sẽ giải trình rõ về nợ xấu và kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, sau câu hỏi "đúng trọng tâm" của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính♊ Ngân sách Phùng Quốc Hiển, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề cập thẳng vào vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối 20/8.
"Rất hoan nghênh cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt giữ với Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB. Ông Kiên còn là cổ đông chính của nhiều ngân hàng thương mại, việ💦c này gây ra hậu quả xấu. Xin hỏi việc thao túng thị trường tín dụng của một số ngân ♛hàng cổ phần thời gian qua và cố ý làm trái pháp luật, Thống đốc có nắm được không? Nếu nắm được thì có biện pháp xử lý thế nào?", ông Đương nói.
Với câu hỏi "lạc đề" này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Viện Kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản, nhưng cũng yêu cầu Thống đốc giải đáp vềಞ hệ lụy và các biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận đã nắm thông tin t෴ừ cơ quan công an, theo đó ông Nguyễn Đức Kiên thành lập 3 công ty con và 3 công ty này đã kinh doanh trái phép.
"Về thân nhân Nguyễn Đức Kiên, ông này nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng cổ phần ACB. Nhưng việc thành lập Hội đồng sáng lập không phù hợp với quy định hiện hành. Bản thân ông Kiên cũng không còn tham gia Hộ🐭i đồng Quản trị cũng như ban điều hành ACB. Do vậy, với nội dung bắt ở trên, cũng như địa vị công tác mà tôi trình bày, có thể khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên không liên quan tới ACB tại thời điểm hiện nay", ông Bình nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, ông cũng cho biết để đảm bảo an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã dự phòn༺g các phương án xử lý đột biến thanh khoản trong trường hợp cần thiết.
"Thống đốc đã nói Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan đến ngân hàng ACB, vì vậy người gửi tiền tại ACB có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy n𓄧hiên, việc thành lập hội đồng sáng lập ACB không phù hợp quy định hiện hành, vậy mà lại để cho nó tồn tại quá lâu dù Ngân hàng Nhà nước biết và không có xử phạt chấn chỉnh, thì đó cũng là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước", Phó chủ tịch Quốc hội N🐟guyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam tối 20/8 tại Hà Nội để làm rõ hành vi kinh doanh trái phép. Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong thông cáo phát đi trưa 21/8 khẳng định lý do bắt là liên quan tới vi phạm tại 3 công ty do ông Kiên làm chủ tịch, gồm Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại B&B; Công ty cổ phần Đầu tư ACB ꧅H⭕à Nội và Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội.
"Hiện nay Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Vì vậy, hoạt động củꦆa Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an là hoạt động bình thư♓ờng, chỉ liên quan tới vi phạm của 3 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị", Cơ quan Cảnh sát Điều tra khẳng định.
Từ vụ việc bầu Kiên – ngư♕ời nắm giữ cổ phần tại rất nhiều ngân hàng bị bắt, đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề về việc sở hữu chéo, thâu tóm ngân hàng trong bối cảnh tái cơ cấu hiện nay. “Những vụ việc như SHB mua lại Habubank hay Ngân hàng Phương Nam thâu tóm Sacombank, Thống đốc có biết họ lấy nguồn tiền ở đâu ra không?”, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, những nhà đầu tư, điển hình là 🥃trong trường hợp thâu tóm Sacombank chưa bao giờ báo cáo Ngân hàng Nhà nước. “Do đó chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền🍃 đâu ra”, người đứng đầu ngành ngân hàng quả quyết.
Tuy vậy, theo giải thích trước đó của ông Bình, thâu tóm h🍨ay mua bán sáp nhập là hoạt động bình thường diễn ra trên thị trường chứng khoán, vì thế mà tỷ lệ sở hữu của các cổ đông có thể thay đổi hàng giờ. Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể nắm được cơ cấu tại Đại hội c💛ổ đông hoặc khi “chốt sổ”, từ đó xem xét tính hợp pháp.
Còn riêng về nguồn tiền dành để thâu tóm, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thanh tra Sacombank trong tháng 7 - 8 vừa qua. “Kết quả đợt thanh tra này sẽ có vào cuối tháng 8 và theo quy đ🃏ịnh, sẽ được công khai”, ông Bình hứa hẹn.
Ngân hàng Nhà nước trấn an người gửi tiền Website Ngân hàng Nhà nước chiều nay phát đi ý kiến về v🍸iệc ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố. Tr💫ong thông báo này, Ngân hàng Nhà nước nhắc lại lý do ban đầu khiến bầu Kiên bị bắt không liên quan tới hoạt động ngân hàng. "Căn cứ khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luậ🔯t xảy ra tại ba công ty: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, bắt tạm giam bị can đối với ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sángꦏ lập Ngân hàng TMCP Á Châu. Hiện nay, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)", Thông báo của Ngân hàng Nhà nước có đoạn. Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàn🍒g hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống. |
Nhật Minh - Thanh Lan - Thanh Tùng