Ngày 27/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản số 7789 về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Theo đó, Thống đốc yêu cầu Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc các ngân hàng rà soát lại khả năng phát mại, giá trị của tài sản bảo đả🦩m. Qua đó, các ngân hàng sớm xác định hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm, trích lập tối đa dự phòng rủi ro. Theo Ngân hàng Nhà nước, biện pháp này nhằm tạo n🤡guồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012.
Một lần nữa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thể hiện🍃 sự kiên quyết không để tình trạng ngân hàng cố giấu nợ xấu để có🐭 được lãi khủng. Ông Nguyễn Văn Bình yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.
Trước đó, ông Bình từng khẳng định sẽ không cho các n👍gân hàng "né" trích lập dự phòng rủi ro được chia cổ tứဣc cuối năm. Thậm chí, các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu không đầy đủ cũng không được tăng lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên.
Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng đẩy mạnh tiến trình phát mại tài sản đảm bảo. Ảnh: Nhật Minh. |
♔Ngoài ra, Thống đốc cũng chỉ đạo các ngân hàng xem xét cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ đến hạn và quá hạn và xử lý tài sản bảo đảm. Các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro được theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng áp dụng các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ để thu hồi vốn theo đúng quy𒆙 định của pháp luật.
Nợ xấu của hệ thống theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 30/9 lꦅà 8,82% - gần gấp đôi so với con số "tự kiểm điểm" của các nhà băng. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng theo ông Nguyễn Văn Bình đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng. 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và trong đó, hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.
Các ngân hàng đã tự xửꦿ lý được 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Riêng trích lập dự phòng rủi ro mới tăng 14.000 tỷ. Với nợ xấu theo các tổ✃ chức tín dụng báo cáo là 4,93%, đến nay số đã trích lập được chiếm từ 2,5-3% nợ xấu. Tuy nhiên, nếu tính theo số liệu của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu được xử lý vẫn còn khá thấp.
Thanh Thanh Lan