Trao đổi tại phiên họp báo thường kỳꦇ của Chính phủ tối 6/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng một trong những thành tựu lớn nhất của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước trong năm 2011 là điều hành tiền tệ bám sát mục tiêu đề ra. Điều này sẽ tiếp tục được thể hiện trong các chính sách của năm 2012, mà cụ thể là để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết không chịu áp lực khi quyết định hạ lãi suất. Ảnh: Nguyễn Hưng |
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng 50% trong năm 2011 và tiếp tục tăng khoảng 20% trong 2 tháng đầu năm 2012. Trước đó, theo IMF, mức dự trữ này đạt 13,5 tỷ USD vào giữa năm 2011. |
Thống đốc thừa nhận trong điều kiện tiền tệ thắt chặt, ở nhiều thời điểm Chính൲ phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chịu nhiều sức ép từ nhiều phía, trong đó không thể kh🗹ông tính tới sự khó khăn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến các quyết đinh của cơ quan điều hành, trong đó có cả việc dự kiến giảm lãi suất mà Thống đốc vừa công bố.
Cũng theo ngườiꦓ đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, trên thực tế thì lộ trình hạ lãi suấ🔜t đã được cơ quan này tính toán từ lâu và được thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết với Chính phủ cũng như nền kinh tế.
Ông Bình𝓡 cũng chia sẻ thêm về việc nhận được nhiều ý kiến hỏi về nới lỏng tiền tệ vào cuối năm 2011 để cứu thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng cho rằng dù có nới lỏng thì chứng khoán vẫn chỉ được cứu tạm thời: “Tôi nói rằng nới lỏng tiền tệ như vậy chỉ là ăn xổi ở thì, là làn gió thoảng qua chứ khô꧑ng phải giải pháp căn cơ”, ông nói.
Cũng the✤o Thống đốc, thực tế 2 tháng đầu năm cho thấy tín dụng cho chứng khoán không có gì thay đổi nhưng thị trường vẫn tốt lên. Điều đó cho thấy việc ổn định kinh tế vĩ mô mới là quan trọng. Thêm vào đó, cùng với việc giảm dần lãi suất, ông Bình cho rằng sức hấp dẫn của tiền gửi ngân hàng – với tư cách là một kênh đầu♏ tư sẽ giảm. Nhà đầu tư đương nhiên sẽ phải cân nhắc việc chuyển hướng đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Về vấn đề các ngân hàng tiền hành thâu tóm lẫn nhau trong thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng cho rằng đây là hiện tượng bình thường trên thị trường chứng khoán và cho thấy nhà đầu tư đã bắt đầu tin tưởng vào các kế hoạch tái cơ 🃏cấu ngân hàng. Tuy vậy, đối với các ngân hàng thuộc diện “chưa lành ﷽mạnh”, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát sao và kiểm soát việc thâu tóm này nếu có
“Một tổ chức tín dụng đang được đánh giá yếu kém có nguy cơ mất vốn thì theo quy định, cổ đông cũ phải bổ sung để đảm bảo đủ vốn cho ngân hàng. Nếu có cổ đ꧒ông mới, muốn tham gia, lấp đầy số vốn đã mất thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét. Vì dù có là 🦩cổ đông mới nhưng không giúp cải thiện năng lực quản trị, tài chính thì chúng tôi cũng cũng không cho phép”, Thống đốc cho biết.
Tuy vậy, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng cho rằng sức khỏe hệ thống trong thời gian qua đã được cải thiện mạnh. Cùng với một lượng lớn tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước đẩy ra thị trường để mua ngoại tệ, thanh khoản của các nhà băng cũng được cải thiện. Bằng chứng là các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trong 2♑ tháng đầu năm hết sức thành công (dù với lãi suất thấp) do các ngân hàng dồi dào thanh khoản.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1, 3, 6 tháng đến dưới một năm để vừa đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, vừa tránh nguy cơ dư thừa cung tiền, gây ảnh hưởng đến lạm 🌞phát.
Nhật Minh