Trả lời độc giả trong buổi Đối thoại trực tuyến của Cổng thông tin điện tử Chính phủ sáng 12/1, Thống đốc Nguyễn Văn ♛Bình đã dành nhiều thời gian chia sẻ xung quanh vấn đề lãi suất, thanh khoản… cũng n༒hư đề án tái cơ cấu ngân hàng.
Câu chuyện hạ lãi suất được phần lớn độc giả quan tâm bởi như chính Thống đốc thừa nhận, đây là nhu cầu chính đáng của nền kinh tế. Cho biết nguyên nhân tiền tệ chiếm đến 12% trong tổng𒁃 số 18% lạm phát của năm 2011, đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, cơ quan này phải sử dụng công cụ lãi suất, tăng trưởng tín dụng chặt chẽ và linh hoạt để góp phẩn ổn định kinh tế năm nay.
Do vậy, việc lạm 🍃phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng qua chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hạ lãi suất. Thống đốc cho rằng nền kinh tế và doanh nghiệp cần kiên nhẫn, chia sẻ với mục tiêu ổn định vĩ mô. Khi các điều kiện kinh t🔯ế ổn định hơn, có thể vào cuối quý một, mặt bằng lãi suất sẽ hạ.
Một khó khăn khác theo trao đổi của người đứng đầu ngành ngân hàng là tình trạng thanh khoản khó khăn tại nhiều tổ chức tín dụng. Biểu hiện rõ nhất là thông tin về vượt trần lãi suất lại có dấu hiệu rộ lên ở nhiều nơi trong thời gian gần đây. Khẳng định tất cả những hành vi này đều vi phạm pháp luật và sẽ được xử lý nhưng đại diện Ngân hàng Nhà nước thừa nhận việc phát hiện là rất khó khăn do các hình thức lách luật đã tinh vi hơn nhiều. Các tổ chức tín dụng lạ💙i hoạt động hết sức đa dạng, rất khó kiểm soát.
“Theo quy định, ng🧸ân hàng chỉ được dùng 30% vốn huy động ngắn hạn để c🧸ho vay trung – dài hạn nhưng thực tế hầu hết các tổ chức tín dụng đều vượt xa con số này. Nhiều nơi cho vay tới 60 - 70%, thậm chí là 100%”, ông Bình giải thích thêm về tình trạng khó khăn về thanh khoản ở nhiều nhà băng.
Đại diện của Ngân hàng Nhà nước cho biết, với những nhà băng có tình trạng 🤡tài chính thiếu lành mạnh, việc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng tất yếu gặp khó khăn, nhưng số này 🅘chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng giao dịch. “90% vẫn thực hiện bình thường, với lãi suất thấp”, Thống đốc khẳng định. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân khiến lãi suất khó giảm.
Trả lời về giải pháp tháo gỡ khó khăn vốn cho doanh nghiệp, được nêu bởi Chủ tịch Hội đồng ꩲquản trị Công ty thể thao Động Lực – Lê Văn T༺hành, Thống đốc tỏ ra hết sức thông cảm nhưng cho biết việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn khi tiền tệ thắt chặt là đương nhiên.
Ông Bình cho rằng bản thân doanh nghiệp cũng cần xem lại cơ cấu vốn và kế hoạch sản xuất♚ kinh doanh của mình. Do quá phụ thuộc vào vốn vay (chiếm 80-90% nguồn vốn), hoạt động tài chính thiếu lành mạnh nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất tăng cao. “Với một doanh nghiệp thông thườ♋ng, cơ cấu tài chính ổn định, họ có thể quay vòng vốn 3-4 lần một năm. Khi đó thì lãi suất ngân hàng có là 25% thì doanh nghiệp vẫn có thể chịu đựng được”, ông Bình nhận định.
Để giải quyết tận gốc vấn đề nguồn lực, người đứng đầu ngành ngân hàng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn tới thị trường vốn để tìm nguồn đầu tư. “Ngân hàng chỉ là kênh đáp ứng 🔜vốn lưu động, vốn ngắn hạn”, Thống đốc khẳng định.
Tuy khônꦿg có những hỗ trợ trực tiếp nhưng Thống đốc cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng nhiều biện pháp, giúp thị trường vốn – chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với vàng, bất động sản, ngoại tệ… bằng cách thắt chặt quy định đối với các thị💫 trường này.
Về tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt là mức độ an toàn của các tổ chức tín dụng hợp nhất, Thống đốc khẳng định việc hợp nhất 3 nhà băng gần đây không đơn thuần là gộp 3 tổ chức yếu. “Trước khi hợp nhất, 3 tổ chức này đã có lúc mất thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước phải tái cấp vốn để đảm bảo an toàn. Nhưng kể từ khi hợp nhất đến na✃y, nguồn vốn ra – vào ngân hàng này đã cơ bản cân bằng”. Ngoài ra, Thống đốc cũng khẳng định quyền lợi của người gửi tiền sẽ luဣôn được pháp luật bảo vệ trong những vụ sáp nhập tới đây của năm 2012.
Về nợ xấu ngân hàng, Thống đốc Bình thừa nhận có tăng mạnh trong năm 2011 nhưng vẫn ở trong mức độ kiểm soát được. Ông cũng cho biết do công tác thống kê cũng như chuẩn kế toán còn𝓡 nhiều khác biệt nên số liệu về nợ xấu của Ngân hàng Nhà n🐎ước có thể khác biệt so với một số tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, mức nợ xấu hiện tại, dù được thống kê theo chuẩn nào, cũng chưa gây mất an toàn cho hệ thống.
Nhật Minh
Căng thẳng lãi suất ngân hàng:
- Lãi suất huy động lại lên 20% một năm
- Ngân hàng chào mời trái phiếu để lách lãi suất
- Ngân hàng lại huy động lãi suất 18,5% một năm