Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, chuyên gia về dịch tễ học thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock (chuyên về phổi) thuộc Đại học Sydney, cho biết: Việc thổi không khí vào quần áo bảo hộ PPE để làm mát cho cán bộ y tế đi lấy mẫu là không nên. Vì൩ việc tăng lưu động không khí từ bên ngoài (không khí có thể mang virus) vào sẽ làm tăng mức độ tiếp xúc của nhân viên y tế với virus.
"Về lý th🐼uyết, việc thông khí có thể an toàn khi không khí được làm sạch. Trên thực tế, kể cả khi áp dụng các biện pháp làm sạch không khí♏, cần đánh giá, kiểm định mức độ an toàn", tiến sĩ Thu Anh nói.
Cùng quan điểm, tiến sĩ - bác sĩ Trần Thị Hoa, chuyên gia ✨cố vấn các chương trình đào tạo y khoa, cho biết: "Xét về mặt vi s𝐆inh y khoa, các biện pháp trên không an toàn. Bởi vì không có bằng chứng đảm bảo luồng không khí đưa vào đã vô trùng nên sẽ có khả năng các loại vi sinh, kể cả nCoV, len lỏi trong đó và trở thành một nguồn lây nhiễm cho nhân viên y tế".
Ngoài ra, the𝕴o tiến sĩ Thu Anh việc "tiếp nước" cho nhân viên y tế qua bình đeo có ống dẫn có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV. Để quay mặt hút nước, nhân viên y tế phải cởi khẩu trang. Quy trình cởi bỏ khẩu trang đúng là phải cởi bỏ găng tay, quần áo bảo hộ, kính và cuối cùng mới đến khẩu trang.
"Chỉ cởi khẩu trang trong khi vẫn mặc đồ bảo hộ sẽ làm virus trên bề mặt đồ bảo hộ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể", tiến sĩ Thu Anh giải thích. Nếu không cởi bỏ khẩu trang m♏à đặt ống hút bên trong thì khẩu trang không còn khít, không đảm bảo qꦓuy định phòng chống nhiễm khuẩn.
Theo tiến sĩ Thu Anh, để giải quyết câu chuyện mất nước của cán bộ y tế, trước khi vào🎀 ca làm việc, cần uống nước bù điện giải với lượng vừa để tránh phải đi vệ sinh. Nên cắt ngắn ca làm việc, luân phiên nhau, chọn khung giờ và khu vực lấy mẫu râm mát.
"Ngoài ra, nhân viên y tế có thể sử dụng áo choàng hoặc tạp dề kèm khẩu trang N95 và kính bảo hộ như khuyến cáo của CDC Mỹ và châu Âu, Australia, New Zealand,🐻 Nhật áp dụng với nhân viên y tế lấy mẫu", tiến sĩ nhấn mạnh.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiౠện nay, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng các nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ kín mít với chất liệu polymer có thể dễ dẫn đến sốc nhiệt. "Do cơ thể mất hoàn toàn các cơ chế thải nhiệt chính như bức xạ, đối lưu hay bay hơi", bác sĩ Quân giải thích.
Ngoài ra, theo bác sĩ Quân, một số sinh viên trẻ trước đó ít vận động nên khi tham gia lấy mẫu sẽ chưa quen với nhịp vận động này, dẫn đến dễ bị sốc nhiệt, ngất khi làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ. Do đó, bác sĩ đề xuất giải pháp thay đổi giờ làm việc để tránh thời gian nắng nóng, thay đổi chất liệu trang 𝕴phục bảo hộ và thiết kế buồng lấy mẫu kín để giảm áp lực cho đội ngũ y tế.
Theo bác sĩ Hoa, để tránh tình trạng mất nước, nhân viên y tế nên bổ sung nước có chất khoáng thay vì chỉ bổ sung nước lọc. Công thức nước gồm 8 thìa cà phê đường và một thìa cà phê muối (đường mía và muối ăn nguyên chất). Nếu không thích nước đường muối thì có thể thay bằng các dung dịch khác như: nước cháo gạo, luộc rau/đậu, gạo/đậu rang cho thêm muối (vị nhạt hơn nước canh thường ngày). Nếu có điều kiện thì dùng các nước tr💦ái cây như dừa, mía, hoặc chanh, mơ cũng cho thêm đường và muối với lượng đường muối là 8:1 thìa cà phê gạt ngang, trừ nước mía chỉ cho thêm một thìa muối/lít nước mía đã pha loãng.
Theo bác sĩ Hoa, đây là những loại nước có thể t♓hay thế dung dịch oresol mà các chuyên gi♎a UNICEF và WHO đã nghiên cứu, ứng dụng điều trị cho người mất nước.
Lê Cầm