Cụ thể, số lượng vải công ty nhập vào không chỉ là các phần nêu trên mà còn bao gồm: lượng vải gia công thân sau quần, ống quần và thân trước áo cắt sẵn. Nếu nhập quần áo theo dạng nguyên chiếc như vậy, công ty này khi xuất hàng sẽ không được hoàn thuế. Nhưng vì gian lận, chỉ 🍸khai nhập một phần nguyên liệu để gia công, nên khi xuất khẩu, công ty có thể làm thủ tục hoàn thuế.
Sau khi lô hàng gian lận trên bị phát hiện, công ty đã thay đổi địa điểm bốc dỡ đối với các lô hàng khác từ cảng Hải Phòng về Gia Tꦡhụy (Gia Lâm, Hà Nội) để trốn tránh🦩 sự kiểm tra trực tiếp. Còn đối với hàng xuất, công ty này lấy lý do tàu sắp chạy, xin được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Do có nghi vấn nên cơ quan hải quan quyết định kiểm tra xác suất với tỷ lệ 5% thì công ty xin hoãn, sau đó tìm cách xuất khẩu theo đường hàng không. Nhưng do hải quan kiên quyết kiểm tra, công ty đã không làm thủ tục nữa, mà xin hủy tờ khai.
Theo Cục giám sát Quảnဣ lý Tổng cục hải quan, chế độ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra theo tỷ lệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang𝄹 bị lợi dụng trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu. Đó là việc khai báo lắt léo từ khâu đăng ký hợp đồng gia công định mức đến việc thay đổi điểm dỡ hàng và thủ đoạn cất giấu hàng (cơ quan hải quan đã phát hiện doanh nghiệp xếp chèn, ép hoặc để hàng lậu tận cùng container) để trốn tránh sự kiểm tra của hải quan.
Ngành hải quan khuyến cáo, đối với doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng gia công, còn nguyên phụ liệu thừa, máy móc cần thanh lý, phải chủ động khai báo ngay số🦋 xuất thực, số tồn, đề xuất hướng xử lý. Đồng thời, cán bộ thanh lý thuế trước khi nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan phải đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan của doanh nghiệp như thủ kho, kế toán, bộ phận xuất nhập khẩu để đảm bảo số liệu chính xác.
(Theo Đầu Tư)