Chúng tôi tranh luận về việc chọn một từ để đưa vào phạm vi điều chỉnh của luật: “dịch vụ công” hay “dịch vụ hành chính công”. Trong suốt gần một tuần, hai khái niệm được mổ xẻ, được cân lên đặt xuống, mà rốt cuộไc trải qua nhiều cuộc thảo luận kỹ thuật,🎐 các quan điểm vẫn chưa thể thống nhất.
Cuộc tranh luận ấy dài và căng thẳng tới mức tôi không thể tóm tắt lại ở đây. Nhưng trong pháp lý, chỉ thêm bớt một chữ thôi, ý nghĩa đã có thể thay đổi đi rất nhiều và sự thay đổi đó có thể ảnh hưở🌄ng đến cuộc sống của hàng triệu con người, hàng triệu tổ chức. Ngôn ngữ luật pháp vì thế phải là sản phẩm khắt kh🎶e nhất, vừa làm sao đảm bảo được tính chính xác của khái niệm mà vẫn có thể đạt được sự đơn giản, trong sáng để về cơ bản, hàng chục triệu người có thể hiểu và thực thi trên cùng một diễn giải.
Vì thế, cá nhân tôi không khỏi ngạc nhiên 🅷và thất vọng với sự cẩu thả của Bộ Giao thông Vận tải khi đưa ra thuật ngữ “thu giá” để thay thế cho “thu phí” BOT. Chưa cần đến bàn đến ý nghĩa pháp lý, “thu giá” bản thân nó đã là từ ngữ xa lạ không có trong từ điển lẫn quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
Bởi đơn giản, giá là từ chỉ đơn vị đo lường. Và đã là người Việt thì chỉ nói “thu tiền” chứ chẳng ai đi nói là “thu giá”. Từ “thu giá”, nếu là học trò cấp một viết ra trong bài ngữ văn thì sẽ 🌸bị điểm kém. Vì thế, hành xử của Bộ Giao thông Vận tải, từ chuyện cố tình làm🎀 sai lệch từ ngữ đến viện dẫn nguồn gốc pháp lý để diễn giải xứng đáng nhận sự phản đối như nhiều ngày qua.
Mở rộng ra ngoài câu chuyện "thu giá" đang nóng, thì chuyện sử dụng một thứ tiếng Việt méo mó trong thực thi pháp luật hàm chứa một rủi ro nghiêm trọng hơn, nhìn từ góc độ chính sách. Đó là việc các cơ quan hành pháp cố tình suy diễn các quy định pháp lý để lạm 🐼quyền.
Cá nhân tôi, khi thực hiện các đánh giá về vấn nạn “giấy🦹 phép con” từng gặp rất nhiều câu chuyện mà ở đó, nhiều bộ ngành đã cố tình cài cắm, cố tình bóp méo quy định pháp lý để biến nó trở thành công cụ nhũng lạm, vòi vĩnh 🅘doanh nghiệp.
Một ví dụ nhỏ nhưng phổ biến là thủ tục "thông báo" của doanh nghiệp đến một cơ quan có thẩm quyền, thường xuyên bị biến tướng thành “xin phép”. Từ “thông báo” trong tiếng Việt tưởng như có một nét nghĩa rõ ràng. Nhưng khi doanh nghiệp gửi thông tin báo cáo về một hoạt động lên rồi, cơ quan quản lý không đồng ý với thông báo đó, thì doanh nghiệp chịu chết, không dám tiếp tục thực hiện hoạt động. Cái gọi là “thông báo” này thực ra là “xin phép”, chỉ là gọi tránh đi m💧à thôi. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp chỉ còn cách nộp phong bì bôi trơn để được đồng ý.
Thứ tiếng Việt méo móꦬ một cách cố tình này, trong một nền hành pháp thiếu kiểm soát, nếu sử dụng một cách tinh ranh và được chấp nhận, có thể trở thành công cụ lạm quyền.
Nhưng lạm quyền là một đặc tính của mọi cơ quan quyền lực cho dù là ở nướ🐬c nào. Các cơ quan hành pháp là những người có quyền “to” nhất. Đương nhiên, các cơ quan này luôn đứng trước cạm bẫy lạm quyền để thu lợi cho mình nhiều nhất. Vì vậy, ở hầu hết các quốc gia, quyền giải thích luật - tức diễn giảiꦦ nội dung một quy định như thế nào, luôn là quyền của Tòa án.
Cơ quan hành pháp là nơi thực thi, nhưng Tòa án mới là nơi ra phán quyết phần nội dung ngữ nghĩa pháp lý; và hành động của cơ quan công quyền - thông qua các quyết định áp dụng luật, là đúng hay sai thì chỉ một mình Tòa án được quyền quyết định. Nói một cách đơn giản, cơ quan thực thi luật, là Bộ Giao thông chẳng hạn, có thể tự 🌠mình diễn giải “thu phí” thành “thu giá”. Nhưng ngay lập tức, một trát lệnh từ Tòa có thể tuyên nga𝐆y việc diễn giải đó là bất hợp lý và người dân không cần phải tuân thủ. Kiểm soát quyền lực từ Tòa án - đương nhiên là tòa án độc lập và có năng lực, trở thành công cụ hữu hiệu để ngăn lạm quyền.
Nhiều năm theo dõi công việc làm luật và thực thi p🅰háp luật ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng, sự mờ nhạt của các thiết chế tòa án là một nguyên nhân quan trọng khiến lạm quyền hành chính như nêu trên có mảnh đất bùng phát.
🎀 Giữa "thu phí" và "thu giá" không phải khoảng cách của hai từ tiếng Việt, mà là khoảng cách giữa chúng ta và nền pháp quyền.
Nguyễn Quang Đồng