Tổng vốn FDI giải ngân cũng đạt hơn 8,6 tỷ USD, tăng 6% s🎃o với cùng kỳ năm 2012, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết trong hội ng🍰hị giao ban sản xuất tháng 9.
Ông Vũ Văn Chung - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định: "Các chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đều tăng so với nămไ ngoái. Trong đó, thu hút vốn FDI đã đạt mục tiêu đề ra đầu năm". Mục tiêu thu hút FDI đề ra cho cả năm nay vào khoảng 13-14 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Chung cho biết tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội🅷 đang giảm dần, 9 tháng năm nay chỉ chiếm khoảng 23% trong khi cùng kỳ các năm trước là 25%.
"Hiện có nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, cho thấy một đến hai năm tới số dự án quy mô vừa giảm dần và ảnh 𝓰hưởng đến kế hoạch th🍨u hút FDI những năm tới cũng như việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu", ông Chung cho biết thêm.
Đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, điểm vướng cơ bản của nhà đầu tư hiện nay chính là hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế. Kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến nguồn v🔴ốn đối ứng cho dự án.
"Tôi tin rằng thu hút FDI năm nay sẽ vượt dự kiến nhưng sang năm sẽ rất khó khăn. Nếu không có những giải pháp tốt để thúc đẩy các dự án đang thực hiện thì sẽ ảꦬnh hưởng đến xuất khẩu những năm tới", ông Chung phát biểu. Số liệu thống kê hiện nay cho thấy, xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đào Quang Thu yêu cầu Cục Đầu tư nước꧋ ngoài tiếp xúc Hiệp hội Đầu tư nước ngoài, các Hiệp hội doanh nghiệp để nắm rõ hơn những vướng mắc. "Cần mời thêm những hiệp hội tham gia để cuộc họp có thêm nhiều tiếng nói. Họ đại diện cho các doanh nghiệp, những đối tượng chính chịu ảnh hưởng của chính sách nê🔯n sẽ biết ngay vướng ở điểm nào, khó ở đâu", Thứ trưởng nhấn mạnh.
"Doanh nghiệp đều đánh giá tình hình kinh tế khá lên nhưng tài chính vẫn khó. Cần phải có những kiến nghị cụ thể để có giải pháp tháo gỡ", Thứ trưởn🍃g Đào Quang Thu cho biết.
Tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi ký kết 9 tháng đầu n🐷ăm 2013 đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng vốn giải ngân ước đạt 3,1 tỷ USD. "Xét tổng thể, việc thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi vẫn chưa tạo được bước đột phá lớn. Mức độ giải ngân không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương", Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá. |
Huyền Thư