♕Lê Hữu Đang là cựu học sinh trường THPT Nguyễn Văn Thoại, An Giang. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, nam sinh đạt 9,25 điểm môn Văn, 10 điểm Sử và 9,75 môn Địa. Tổng cộng, Đang đạt 29 điểm ở tổ hợp khối C00.
Khi nhận tin là thủ khoa đầu vào của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn🍌 TP HCM, Đang bất n💙gờ, đến gần ngày nhập học mới báo tin vui cho gia đình.
TS Phạm Tấn Hạ, Phó꧒ hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây là lần đầu tiên thủ khoa đầu vào của trường là sinh viên ngành Triết học, trong vòng 20 năm nay.
Đang nói nhiều người thắc mắc hoặc tiếc nuối khi biết em thi điểm cao như🧸ng chỉ chọn một nguyện vọng duy nhất vào ngành Triết học. Tuy nhiên, khi gặp thầy cô khoa Triết và bạn bè cùng khóa, nam sinh cảm nhận mình đã chọn đúng môi trường để rèn luyện và phát huy đam mê.
"Em gặp nhiều bạn bè từ nhiều miền quê, với nhiề🌱u phong cách, màu sắc khác nhau nhưng cùng sở thích tìm hiểu về Triết học. Cuộc sống tự lập ở ký túc xá cũng cho em những trải nghiệm mới lạ", Đang kể.
Cơ duyên dẫn Đang đến với niềm đam mê Triết học bắt đầu từ thời cấp hai. Từ những câu chuyện về hành trình tìm đường cứu nước và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, nam sinh tìm đọc thêm về tài liệu về cuộc đời của Karl Marx, Engels, Lenin. Càng đọc càng thấy hứng thú, đến năm lớp 10, Đang lên mạng tải một số tài liệu, giáo trình๊ về Triết học để tìm hiểu. Nam sinh đọc Luận cương về Chủ nghĩa xã hội và tác phẩm Nhà nước của Lennin. Từ đó, nam sinh nhận ra Triết học giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống, là nền tảng để học các môn khoa học khác.
Cậu học trò vùng biên ví dụ phạm trù nguyên nhân - kết quả🤡 trong Triết học có thể giúp em ý thức về quá trình cố gắng tro🐈ng học tập, phải nỗ lực, phấn đấu một quá trình dài mới có thành quả ngọt ngào. Hay quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp em có động lực tìm hiểu thêm về những kiến thức sâu hơn.
Ngoài sách và tài liệu về Triết, nam sinh còn tìm đọc tài liệu lịch sử không có trong sách giáo khoa, xem Youtube về những cuộc chiếnไ tranh thế giới và tìm hiểu những góc nhìn đa chiều về lịch sử.
Đang kể bị nhiều bạn bè trêu là "ông 🧔cụ non", "người trên trời" khi thấy em đọc tài liệu Triết học khô khan, khó hiểu. Đến năm🌌 lớp 11, Hữu Đang ấp ủ dự định thi vào ngành Triết học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Khi biết lựa chọn của Đang, nhiều bạn bè, thầy cô, người quen đều thắc mắc "tại sao lại thi ngành này", "học Triết rồi ra trường làm gì".
⛄"Em chỉ giải thích rằng đây là môn học mà em tìm hiểu suốt mấy năm trời, rất yêu thích và cảm thấy phù hợp. May mắn cả ba mẹ đều ủng hộ em làm điều mình thích", nam sinh chia sẻ.
Khi đã có mục tiêu, khoảng thời gian hè từ lớp 11 lên 12, Đang học trước những kiến thức cơ bản của ba môn Văn, Sử, Địa trong sách giáo khoa để nắm chắc kiến thức và tìm đọc thêm tài liệu mở rộng. Khoảng tháng 2 là thời gian nam sinh luyện giải đề thi các năm trước để nắm dạng và sửa lỗi, bổ sung kiế🦋n thức còn thiếu.
Theo Đang, để đạt điểm cao ở khối C00, đ🥀iều cốt yếu vẫn là nắm vững kiến thức sách giáo khoa, từ đó tì⭕m thêm tài liệu liên quan để làm tốt những câu hỏi vận dụng. Việc này cũng giúp người học duy trì đam mê khi học Văn, Sử, Địa.
Sau khi tham khảo điểm chuẩn các năm trước của ngành Triết học, Đang xác định lực học của mình chắc chắn đỗ ngành này nꦆên chỉ điền ♛một nguyện vọng duy nhất.
Biết chuyện, cô Lê Ngọc Diệp,🐷 giáo viên ch🌟ủ nhiệm lớp 12, khuyên Đang đăng ký thêm vài nguyện vọng đề phòng nhưng Đang tự tin nói "cô yên tâm, chắc sẽ đỗ thôi".
Cô Diệp nói thầy cô ở trường bất ngờ khi Đang đăng ký vào ngành Triết. Một phần vì ജem học g💮iỏi, có nhiều lựa chọn tốt hơn, phần khác vì trước nay hiếm học sinh chọn ngành này. Nghe em giải thích đây là đam mê và đã tìm hiểu kỹ càng, thầy cô đều ủng hộ.
Đặc biệt, nam sinh rất khi𒈔êm tốn. Khi bạn bè, thầy cô hỏi kết quả xét tuyển đại học, Đang chỉ báo tin đã trúng tuyển, không tiết lộ việc em là thủ khoa của trường Nhân văn. Mãi sau này, cả lớp mới biế😼t.
Đang chia sẻ những ngày đầu làm quen với môi trường đại học và cuộc sống mới ở thành phố l𝔍ớn thuận lợi hơn cả những gì em tưởng tượng. Cậu học trò An 💛Giang được nhiều anh chị khóa trên chỉ bảo kinh nghiệm, "bí quyết sinh tồn" ở đại học như phương pháp học, ghi chép mới, cách sinh hoạt, quản lý tài chính khi xa nhà.
"Em đặt mục tiêu tích lũy kiến thức, kỹ năng thật tốt để có thể giảng dạy và nghiên cứu lý luận", nam sinh cho hay♍.
Lệ Nguyễn