Nguyễn Hòa Kim Thái, sinh viên khoa Kinh tế, dẫn đầu đợt tốt nghiệp năm nܫay của trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, với điểm trung bình 9,34/10.
"Danh hiệu thủ khoa đầu ra khiến mình♚ rất bất ngờ vì💙 có những thời điểm học online, điểm tổng kết học kỳ không quá cao. Hai năm cuối, mình mới lấy lại phong độ", Thái cho biết.
Thái nói gia cảnh khó khăn là động lực lớn nhất để cố gắng học tốt. Cô đặt mục tiêu tự lo học phí bằng học bổng của trường và chưa bỏ lỡ kỳ nào. Ngoài ra, Thái ứng tuyển và giành 14 học bổng hỗ trợ của doanh nghiệp, làm gia sư, content writer (viết nội dung) để trang trải chi phí sinh hoạ𒁃t.
Thái kể ngày biếܫt tin đỗ đại học, nỗi lo còn lớn hơn niềm vui. Kinh tế gia đình trông cậy vào thu nhập khoảng một triệu đồng mỗi tháng từ việc sửa quần áo của mẹ và lương hưu 800.000 của bà ngoại. Nhà cô có mảnh vườn trồng 40 cây cao su để lấy mủ nh💟ưng sau đó phải chặt bỏ.
"Nhà mình là hộ cận nghèo, ba t🐓hế hệ không có ai học đại học nên từ nhỏ mình đã ý thức con đường đổi đời duy nhất là học thật tốt", Thái nói.
Thái luôn xem trước nội dung bài, tìm đọc tài liệu về kinh tế, xã hội liên quan. Trên lớp, cô lắng nghe thầy cô giảng, cùng bàn luận, đào sâu và hỏi ngay nếu có thắc mắc để nắm vững kiến thức. Cách học này giúp nữ si🌠nh tiết kiệm thời gian lúc ôn tập, thi cử.
Theo Thái, trường Kinh tế - Luật có nhiều sinh viên giỏi, ban đầu cô gặp áp lực đồng trang lứa nên có p൩hần tự ti, khép mình. Dần dần, nữ sinh cởi mở, chủ động xin chung nhóm, học với các bạn giỏi hơn, biến áp lực thành động lực.
꧟"Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, đoàn hội cũng giúp mình học tốt hơn", Thái nói.
Là Phó chủ tịch Hội sinh v🐠iên trường, Thái có cơ hội tham gia các chuyến đi về nguồn, hội thảo, tọa đàm... Cô nhìn nhận ngành Kinh tế học liên quan mật thiết đến lịch sử, các học thuyết kinh tế, tư tưởng chính trị nên kiến thức xã hội qua các hoạt động này giúp mình hiểu biết sâu hơn về ngành. Đây cũng là nội dung mở rộng giúp Thái được thầy cô đánh giá cao mỗi khi làm bài tập, thuyết trình.
Ngoài ra, các chuyến giao lưu, hội nghị quốc tế dành cho thanh niên giúp Thái có động lực rèn luyện kꦓhả năng ngo𓂃ại ngữ. Từ trình độ tiếng Anh TOEIC 735 hồi năm thứ nhất, cô tự học và cải thiện dần các kỹ năng.
"Chuꦦyến giao lưu đầu tiên ở Hàn Quốc mình phải chuẩn bị bài nói tiếng Anh rất kỹ, nhưng sau này đã sử dụng ngoại ngữ thoải má☂i, tự tin hơn nhiều", nữ sinh cho biết.
Ngoài ra, từ học kỳ I năm thứ nhất, Thái chủ động liên hệ các giảng viên để được hướng dẫn, tham gia hỗ trợ nhiều dự án nghiên cứu khoa học. Đến nay, Tꦅhái đã có 13 bài báo đăng trên kỷ yếu hội thảo, tạp chí khoa học trong nước, là chủ nhiệm, thành viên của ba đề tài khoa học sinh viên cấp trường.
Kim Thái cho rằng bí quyết xuyên suốt hành trình học tập của mình là sự chủ động. Đây là kinh nghiệm cô rút ra từ một tình huống hồi lớp 2. Khi giáo viên chọn học sinh đi thi vở sạch chữ đẹp, 🥂Thái không nằm trong danh sách. Tự cảm thấy chữ viết của mình không thua kém, cô mượn bút của bạn, viết nắn nót🍒 nhất có thể để gửi cô xem. Năm đó, Thái là một trong hai học sinh được chọn thi cấp huyện.
"Đến giờ mình vẫn không hiểu sao lúc đó can đảm xin cô, nhưng mình cũng nhận ra cơ hội khꦑông tự đến nếu bản thân không có sự chuẩn bị trước và chủ động tìm kiếm", Thái nói.
PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng𒐪 Viện Phát triển chính sách của Đại học Quốc gia TP HCM, Trưởng bộ môn Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế - Luật, ấn tượng với 🧸Kim Thái khi cô mới vào năm thứ nhất.
Làm việc chung một số dự án, thầy Tình nhận thấy sự nhiệt huyết và khiêm tốn ở Thái. Thái sẵn sàng nhận phần khó và lắng nghe, tìm cách giải💫 quyết.
Theo thầy, với thành tích đ🌊ã có, Thái dễ dàng có việc làm ngay. Cô cũng nhận được một số học bổng toàn phần du học thạc sĩ. Tuy nhiên, nếu đi theo con đường nghiên cứu, giảng dạy, Thái sẽ phát triển bền vững và có nhiều đóng góp cho xã hộ💎i hơn. Thầy khuyên Thái học thạc sĩ trong nước để có thêm vốn sống, trải nghiệm, sau đó tìm cơ hội du học tiến sĩ.
"Tôi hay nói vui là trò đã giỏi hơn thầy. Nếu đủ quy♑ết tâm, em có thể đạt được học ⛄hàm ở ngưỡng 30 tuổi", thầy Tình đánh giá.
Kim Thái cũng không yên tâm khi du học ở thời điểm này. Sau khi bà ngoại mất, mẹ cô sốnไg một mình, chân trái bị tật nên đi lại khó khăn. Cô muốn sống gần mẹ.
Thái gác lại học bổng thạc sꦰĩ toàn phần ở Hàn Quốc, 🃏Đài Loan, Australia và Thái Lan để học tiếp tại trường Kinh tế -Luật. Cô có cơ hội trở thành nghiên cứu viên chính thức tại Viện Phát triển chính sách của Đại học Quốc gia TP HCM sau khi nhận bằng vào cuối tháng 5.
"Mình sẽ thực hiện ước mơ du học ở thời điểm thích hợp hơn.ꦦ Mục tiêu trước mắt là hoàn thành chương trình thạc sĩ, phát triển hướng nghiên cứu", Thái cho hay.
Lệ Nguyễn