Sáng 11/1, Bùi Duy Nam xin nghỉ phép để về trường dự Lễ bế giảng và trao bℱằng tốt nghiệp đợt 3. Nam là thủ khoa với điểm trung bình 🐼học tập (GPA) đạt 3.81/4.0, khóa luận đạt 9.9/10. Em hiện là kỹ sư AI - Robotics của một công ty về trí tuệ nhân tạo.
"Em bất ngờ khi trở thành thủ khoa tốt nghiệp. Công việc của một kỹ sư AI hiện rấ🌳t bận nhưng em hài lòng với trải nghiệm này", Nam nói khi vừa ra khỏi khán phòng trong vòng tay chúc mừng của bạn bè.
Nam sinh quê Hải Dương yêu thích ngành kỹ thuật từ nhỏ. Hồi cấp 1, Nam thường dùng💟 các linh kiện từ đồ dùng điện tử cũ của gia đình để chế đồ. Em từng làm một chiếc thuyền xốp có cánh quạt gắn động cơ mini từ pin con thỏ và hoạt động tốt. "Mỗi lần nghịch như vậy, em lại có thêm động lực tạo ra sản phẩm mới", Nam kể.
Trong lúc sáng tạo chiếc thuyền, Nam được bố, vốn có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, giải thích cơ chế hoạt động. Nam lớn lên với tình yêu kỹ thuật từ những lần bố hướng dẫn và ⛦quan sát bố sửa chữa các vật dụng trong nhà. Cậu quyết định chọn kỹ thuật là con đường phát triển bản thân.
Tìm hiểu các trường, Nam ấn tượng với ngành Kỹ thuật robot khi đây là ngành mới, có nhiều cơ hội học tập, công việc. Ngành Kỹ thuật robot tại Đại học Công nghệ liên kết với Đại học Chiba, Nhật Bản. "Lúc đầu em thấy ngành này khá rủi ro nไhưng Nhật Bản là nước mạnh về robot, hơn nữa em nhìn thấy xu hướng sử dụng robot trong tương lai nên quyết chọn", Nam lý giải. Khác với suy nghĩ năm đầu sẽ học các môn đại cương, Nam được trải nghiệm thực hành ngay để tạo ra sản phẩm, khiến em càng thêm hứng thú và say mê học tập. Ngoài ra, mỗi kỳ đều có các giáo sư Nhật Bản sang trường dạy một tuần, giúp sinh viên có kiến thức mới mẻ và động lực học tập.
Nam cho hay đặc thù của ngành robot là thực hành nên cần nhiều 🙈trang thiết bị nhưng vì là năm đầu tiên trường có ngành này nên cơ sở vật chất đang hoàn thiện. Để chế tạo một robot, sinh viên cần thiết bị phần cứng gồm máy tính, các linh kiện liên quan như cảm biến, động cơ. Ban đầu, sinh viên phải xây dựng trước ý tưởng về robot định làm, liệt kê các phần cứng cần có, sau đó nhà trường sẽ mua và có danh sách cho bộ linh kiện học tập chung. Với những linh kiện cho robot riêng, trong khả năng chi trả và có thể mua được ở trong nước, sinh viên sẽ tự trang bị cho mình. Để làm được một robot đơn giản, theo Nam tốn chưa đến một triệu đồng. Robot này có khả năng di chuyển và thực hiện được một số thao tác. Những robot đắt tiền, 4-5 triệu đồng, được làm theo nhóm 10 người thường có nhiều chức năng và làm được nhiều hoạt động hơn như di chuyển từ điểm này đến điểm kia hay gắp đồ.
Robot đầu tiên Nam thực hiện cùng một bạn trong lớp hồi năm thứ nhất là robot báo thức. Robot chạy quanh nhà, phát ra âm thanh để buộc người dùng phải dậy. Nam không thể nằm trên giường để tắt như tắt báo thức đồng hồ thông thường do có cảm biến, robot sẽ di chuyꩲển sang vị trí khác. Lúc mới dựng, robot bị lỗi, chưa thể đi thẳng. Khắc phục được lỗi này, robot lại bị nhiễu, không tránh được vật cản, buộc nhóm phải kết hợp nhiều hơn một cảm biến. Ngoài ra, sản phẩm của Nam còn bị lỗi còi không kêu.
Kỹ sư AI cho hay khó nhất khi tạo nên robot là phần kết hợp di chuyển. Không chỉ đi thẳng, robot còn phải biết rẽ nhưng thay vì rẽ 45 độ lại rẽ 60 độ và đâm vật cản. Nhóm không tìm ra đượ🐟c nguyên nhân và phải nhờ đến sự tư vấn của các thầy. Phần này liên quan kiến thức toán học, trong khi ở năm nhất, nền tảng toán của Nam chưa đầy đủ, khả năng tính toán còn hạn chế. "Các thầy sẽ hướng dẫn với chuyển động như vậy cần phải đưa thông tin gì vào, tính toán ra sao thì mới chạy được đúng yêu cầu. Đợt đấy, chúng em phải đưa thông tin toán học, từ toán học chuyển thành ngôn ngữ lập trình để có thể đẩy được vào các phần cứng của robot", N๊am nói.
Lần đó, robot của nhóm được nhận xét thú vị và nhận điểm A+. Robo🏅t hiện hoạt động tốt và được Nam dùng trong những lúc cần thiết.
Nam cho hay tài liệu ngành robot bằng tiếng Việt gần như không có nên sinh viên buộc phải học bằng tiếng Anh. Thời gian đầu, Nam gặp khó khăn với tiếng Anh và không nghe được các bài giảng của giáo sư Nhật. "Em ép mình phải học tiếng Anh, chuyển mọi ứng dụng sang tiếng Anh, không ghi chép bằng tiếng Việt nữa", Nam nhớ lại. Chàng trai Hải Dương còn cải thiện tiếng Anh bằng cách xem YouTube, xem phim và tự tạo môi trường để học. Nam đọc nhiều tài liệu hơn và tra cứu kỹ trước mỗi khi bắt đầu môn học. Những trang tài liệu của Nam thường chi chít đoạn gạch chân từ tiếng Anh và giải thích nghĩa tiế🍒ng Việt.
"Sau khoảng một n🃏ăm, tiếng Anh của em có sự thay đổi. Lúc đầu, em chỉ nghe được các từ khóa, nhưng 🙈dần dần em đã nắm bắt được bài học", Nam chia sẻ.
Ngay năm đầu, Nam đã chủ động xin lên phòng thí nghiệm của các thầy để học hỏi. Khi kiến thức đã vững, Nam tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo tại Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (ICEMA 5) năm 2019 tại Hà Nội. Trong năm cuối, Nam có hai bài đăng trên tạp chí Q2 và đồng tác giả trên tạp chí Q3 về điều khiển bám quỹ đạo cho máy bay không ngư🍨ời lái (UAV)🤡. Trong đó, tạp chí quốc tế Q2 được xếp vào diện tạp chí quốc tế có chỉ số trích dẫn (IF) trung bình cao trong số các tạp chí cùng chuyên ngành (Q1, Q2, Q3. Q4).
Khi nhận thấy số tín chỉ tích lũy đã đủ điều kiện để tốt nghiệp sớm, Nam quyết định xin làm đồ án tốt nghiệp. Ngành Kỹ thuật robot học 4,5 năm nhưng em ra trường sớm nửa năm. "Em là kỹ sư AI khóa đầu nên tốt nghiệp sớm là lợi thế. Em sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn và có thời gian tìm hiểu các công ty ♔liên quan đến robot", Nam cho biết.
Trước khi ứng tuyển vào các tập đoàn lớn về AI, Nam nói muốn trải nghiệm ở những công ty nhỏ trước vì ở đó sẽ có nhiều công việc và cơ hội để học hỏi. Những thành tựu đạt được khi còn đi học g𒊎iúp Nam gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và được nhận không lâu sau khi♔ ra trường.
Tiến sĩ Phạm Duy Hưng từng dạy Nam hai môn (mô hình động lực học và điều khiển robot; robot phân tán) đánh🔴 giá cao sự chủ động học hỏi của học trò. Thầy Hưng cho biết các thầy cô trong khoa ấn tượng với khả năng học tập và nghiên cứu của Nam. Các môn học được làm qua dự án (project), vì thế những sinh viên có năng lực tốt và kℱhả năng tìm tòi sẽ có những công bố khoa học.
"Trước Nam cũng có sinh viê🐠n công bố trên tạp chí quốc tế nhưng bạn ấy là người đạt nhiều thà🉐nh tựu nhất. Không phải bạn nào cũng làm được như vậy", tiến sĩ Hưng nói, cho biết những sinh viên đạt điểm khóa luận từ 9,5 trở lên đều phải có công bố trên các tạp chí quốc tế.
Hiện Nam vừa đi làm vừa học lên thạc sĩ, với mục đích theo đuổi con đường nghiên cứu. Em dự định khi đã có nền tảng nghiên cứꦏu vững chắc tại Việt Nam sẽ xin học bổng để làm tiến sĩ ở nước ngoài. "Nếu bạn đam mê lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, hãy năng động, tích cực tham gia dự án của các thầy từ khi còn học trong trường; luôn chủ động tìm kiếm cơ hội và học tiếng Anh càng sớm càng tốt", Nam nói.
Bình Minh