Nữ sinh lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận loạt tin trúng tuyển vào ngày 29/3, còn được gọi là "💞Ivy Day" - ngày các đại học hàng đầu Mỹ thông báo kết quả tuyển sinh.
Hà Anh trúng tuyển ngành Kinh tế tại 3/8 đại học Ivy League (nhóm trường tinh hoa), gồm Pennsylvania, Cornell và Dartmouth. Ba trường này lần l👍ượt ở vị trí 6, 18 và 1🦄2 trên bảng xếp hạng đại học nước Mỹ. Riêng Đại học Dartmouth cấp học bổng gần 280.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) trong bốn năm cho Hà Anh.
"Em mở mail củ🥂a Đại học Dartmouth đầu tiên và đã khóc khi thấy kết quả", Hà Anh nhớ lại.
Ng♛oài ra, nữ sinh trúng tuyển 11 đại học khác ở Mỹ, như Northwestern (top 9), Bắcꦑ Carolina tại Chapel Hill (hạng 22), Viện Công nghệ Georgia (hạng 33)...
Hà Anh xác định du học từ ngày mới vào lớp 10. Nữ sinh chọn Mỹ vì cho rằng môi trường học tập ở đây cởi mở, linh hoạt, sinh viên có 𒈔thể trải nghiệm nhiều ngành học, lĩnh vực.
Trong bài luận chính, em viết về hành trình theꦗo đuổi đam mê âm nhạc, dù gia đình không có truyền thống về lĩnh vực này.
Học piano từ năm 4🅘 tuổi, Hà Anh đỗ hệ trung cấp, khoa Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ở tuổi lên 9; đồng thời duy trì c🍨hương trình học văn hóa tại trường phổ thông.
Hà A⛎nh kể, lúc mới bước chân vào nhạc viện, em "ngợp" vì hầu hết bạn bè là "con nhà nòi", tiếp xúc với âm nhạc chuyên sâu từ sớm. Em mất nhiều thời gian để bắt nhịp với chương trình học hơn bạn b🧔è.
"Cũng có lúc em tự ti vì thấy thứ âm nhạc mình tạo ra không giống và không bằng mọi người, luôn ở sau các bạn", Hà A🐠nh nhớ lại.
Khi Covid-19 ập đến, Hà Anh ở nhà và có nhiều thời gian chơi đàn hơn. Em nhận ra âm nhạc không ♌chỉ là đúng - sai, mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó cảm xúc đóng vai trò quan trọng.
"Em nhìn nhận lại là khi thực sự đặt bản thâ𝔉n vào âm nhạc, mình có thể tạo ra một sản phẩm mang màu sắc riêng, chứ không cần phải giống ai khác", Hà Anh nói.
Dù đã xác định viết luận về hành trình học nhạc, Hà Anh mất nhiều tháng để chọn lọc và sắp xếp các chi tiết trong giới hạn 650 chữ. Nữ sinh có bài luận ưng ý khi tඣh💙ời hạn nộp hồ sơ chỉ còn vài ngày.
Về thành tích học tập, nữ sinh từng trúng tuyển lớp chuyên Tin và Tiếng Anh, cũng là thủ khoa khối chuyên Anh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, các✅h đây ba năm. Trong hai lần thi học sinh giỏi tiếng Anh quốc gia, Hà Anh đều đạt giải nhì; điểm trung bình học tập (GPA) đạt 9,9; IELTS 8.5 và SAT 1.560/1.600.
Hà✨ Anh cho biết được học tiếng Anh từ mẫu giáo, nên thuận lợi khi học môn này ở bậc phổ thông. Em chỉ đầu tư học ngữ pháp nhiều hơn một chút, còn chủ yếu dành thời gian⛄ tìm hiểu kiến thức ở các môn khác. Nữ sinh cũng ít đi học thêm, vì thấy thời lượng học trên lớp đã đủ.
"Em không ép mình phải học, cũng không thường xuyên thức khuya. Nếu mệt em sẽ đi ngủ, sáng có thể dậy sớm l🌸àm bài", Hà Anh chia sẻ.
Nữ sinh trường Ams củng cố hồꦓ sơ với hai nghiên cứu k♐hoa học. Nghiên cứu đầu tiên được em thực hiện vào đầu năm lớp 10, về sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên trong dịch Covid-19, làm cùng hai bạn khác.
Lần đầu làm nghiên cứu, Hà Anh hào hứng vì thấy mọi thứ mới mẻ, nhưng cũng không ít khó khăn. Em cùng các bạn tạo khảo sát, thu thập dữ liệu, sau đó phân t�꧂�ích, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố về kinh tế, điều kiện gia đình tới tác động tâm lý. Những nội dung đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu hơn, nhóm học sinh phải nhờ sự hỗ trợ của các giảng viên trường Đại học Y tế công cộng. Sau nửa năm, nhóm hoàn thành nghiên cứu, được chọn trình bày tại Hội nghị quốc tế về khoa học sức khỏe (ICOPH) năm 2023 tại Malaysia.
Hứng thú với lĩnh vực kinh tế, Hà Anh làm một nghiên cứu khác vào năm lớp 11, về sự ảnh hưởng của di dân tới nền kinh tế, dưới sự hướn🐻g dẫn của một nghiên cứu sinh Đại học Michigan, Mỹ. Nữ sinh còn tham gia câu lạc bộ kinh doanh, tổ chức trại hè và các cuộc thi liên quan để thể hiện sự thống nhất trong hồ sơ về lĩnh vực muốn theo đuổi ở đại học.
Anh Myo Min, Giám đốc học thuật Tổ chức giáo dục Summit, đánh giá hồ sơ của nữ sinh "đặc 🐠biệt toàn diện". Trong 18 năm tư vấn du học, anh Myo không gặp nhiều thí sinh vừa có kết quả học tập xuất sắc, lại năng động và có năng khiế🐻u nghệ thuật.
"Các đại học hàng đầu Mỹ thường mong muốn sinh viên không chỉ học tốt, mà còn quan༒ tâm đến cộng đồng, lý tưởng là có thêm tài năng ở lĩnh vực khác. Do đó, hồ sơ của Hà Anh rất mạnh", anh Myo chia sẻ. "Số học sinh Việt Nam đỗ 3 đại học Ivy League đặc biệt hiếm".
Cô Bùi Thanh Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Anh 1 của Hà Anh, nhận xét học trò khiêm nhường, không bao giờ phô trương khả năng như♈ng luôn toát lên 🔯sự tự tin, chắc chắn. Là Bí thư lớp, Hà Anh gương mẫu, có khả năng gắn kết mọi người.
"Điều tôi đánh giá cao ở Hà Anh còn là tinh thần trách nhiệm, cẩn thận và chỉn chu trong mọi việc. Một khi đã quyết tâm làm gì, em sẽ cố gắ🐼ng hết sức để hoàn thành điều đó tốt nhất", cô giáo nói.
Hà Anh phân vân giữa Pennsylvania và Dartmouth nên đang nghiên cứu thêm về chương trình học, cơ hội thực tập và việc làm trước khi quyết định. Hà Anh 🐭nói dù học ngành Kinh tế ở đại học, em vẫn tiếp tục theo đuổi âm nhạc, mong muốn mở rộng thể loại, không chỉ tập trun🧔g nhạc cổ điển như thời gian qua.
Nữ sinh cho rằng ngoài kết quả, điều quan trọng mà em nhận được sau quá trình chuẩn bị hồ sơ du học là hiểu bản thân, thay♊ đổi và học hỏi được nhiều hơn.
"Từ một cô bé nhút nhát, em đã dần dám thử sức với những trải nghiệm mới mẻ như nghiên cứu khoa học, tự tin vào khả💯 năng và giá t💙rị âm nhạc mình tạo ra", Hà Anh nói.
Thanh Hằng