Bùi Văn Trường là thủ khoa tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội năm nay, với điểm khóa luận 9,1 và điểm trung bình học tập 3,73/4. Nam sinh cho biết không đặt mục tiêu trở thành thủ khoa và cũng chưa lần nào đứng đầu về điểm số ở lớp,൩ vì thế bất ngờ khi nhận tin.
"Đó là thành công lớn, là niềm tự hào🧸 của bản thân em", Trường nói.
Trường là cựu học sinh 🦋trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên. Dù từng giành giải nhất thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp tỉnh, nam sinh cho biết chọn ngành Dược để có kiến thức chăm sóc mẹ sức khỏe yếu, hay phải uống thuốc. Em trúng tuyển Đại học Dược Hà Nội năm 2019 với 27,65/30 điểm.
Trường sinh ra trong gia đình làm nông ꦅcó hai anh em. Thương bố mẹ vất vả, nam sinh xác định từ đầu phải học để có kiến thức và giành học bổng suốt 5 năm đại học. Trên lớp, Trường t🅠ập trung nghe giảng, ghi lại các ý chính. Những chuyên ngành khác có môn học hay, nam sinh cũng xin vào nghe.
Về nhà, ♈cậu tìm hiểu thêm bằng cách đọc sách và các bài ꦗnghiên cứu chuyên ngành bằng tiếng Anh, sau đó viết lại theo ý hiểu của mình. Trường cho biết thường dành khoảng 2-6 tiếng buổi tối cho việc học.
"Một khi đã tập trung, mình thường bị cuốn đi màಞ quên giờ giấc, có hôm đến sáng. Với những vấn đề chưa rõ, 𓃲mình suy nghĩ, trằn trọc cả đêm", Trường kể.
Nam sinh nhìn nhận Dược lý là môn khó nhất vì phải nhớ nhiều. Cách học của Trường là nắm chắc cơ bản, hiểu bản chất cơ chế, tác dụng của nhóm thuốc, từ đó đi vào từng loại cụ thể. Trường thích n🎶hất các môn liên quan đến dược liệu và các bài thuốc cổ truyền vì gần gũi với người Việt.
Ngoài lý thuyết, trường Dược còn yêu cầu sinh viên thực hành trong phòng thí nghiệm. Trường bắt đầu với việc tìm hiểu về định tính, định lượng thuốc; cách bào chế, phối hợp các💟 thành phần để ▨tạo ra thuốc. Từ năm thứ tư, nam sinh xin vào phòng thí nghiệm tổng hợp Hóa dược do TS Nguyễn Văn Giang và PGS.TS Nguyễn Văn Hải phụ trách để học hỏi.
Trường cho biết th꧙ay vì ôn lại những kiến thức đã học để thi tốt nghiệp, cậu chọn làm đề tài nghiên cứu về đồng phân củꦚa hoạt chất từ ớt. Nhiệm vụ của nam sinh là tổng hợp ra Zucapsaicin, đồng phân của Capsaicin, một thành phần có nhiều trong quả ớt, không gây nóng mà vẫn có tác dụng giảm đau.
Mỗi ngày, Trường ở trong phòng thí nghiệm từ 9h đến 21h,﷽ thử nghiệm các hóa chất, tổng hợp hóa học toàn phần để tạo nên chất mong muốn. Thời gian đầu, quá trình thí nghiệm gặp nhiều khó khăn khi các nguyên liệu không phản ứng được với nhau. Chán nản, Trường định từ bỏ.
PGS.TS Hải nhớ mãi lần học trò lê🦄n gặp các thầy, nói sợ không đi tiếp được con đường này. Sau khi động viên ඣTrường, một tuần sau, ông Hải thấy cậu quay lại, tiếp tục công việc.
Thầy Hải cho hay đề tài có 🍎nhiều giai đoạn và Trường đảm đương 4 giai đoạn đầu. Việc nghiên cứu đòi hỏi làm việc nhiều giờ trong phòng thí nghiệm.
"Trường là một người trẻ hiếm có, dám dấn thân, có quyết tâm cao và đặc biệt chăm chỉ. Bạn ấy toàn diện, vừa học tốt lý thuyết lại xuất sắc trong phòng thí nghiệm", PGS ꧒Hải đánh giá.
Thầy Hải cho biế𝔉t nghiên cứu về hoạt chất từ ớt còn mới ở Việt Nam. Dù vẫn chưa có kết quả, quá trình làm việc của ಌnhóm sẽ làm tiền để cho các nghiên cứu khác tổng hợp thành công chất này.
Hai tháng qua, Trường học việc tại một công ty sꦐản xuất thuốc và thực phẩm chức năng ở Hưng Yên. Cậu dự định sau khi ra trường sẽ làm một thời gian để trải nghiệm công việc thực tế, song song với trau dồi ngoại ngữ để học sau đại học.
Lễ trao bꦍằng tốt nghiệp của Đại học Dược Hà Nội sẽ diễn ra hôm 3/8 tới. Với Trường, đây là một món🔴 quà dành cho bố mẹ.
"Bố mẹ không đặt áp lực học hành lên e♛m nhưng biết kết quả này, họ sẽ rất vui", Trường nói.
Bình Minh