"Vợ chồng tôi mới lấy nhau được gần bốn năm nay. Từ lúc còn phải đi thuê nhà với giá 22 triệu mỗi tháng, sau một năm, chúng tôi may mắn mua được chính că♋n nhà mình đang thuê, sắm thêm được chiếc ôtô để đi lại phục vụ cho công việc của chồng và nhu cầu của gia đình. Hiện, tôi sắp sinh bé thứ hai nên phải nghỉ tránh dịch vài tháng nay, chỉ có mình chồng đi làm. Chúng tôi duy trì mức thu nhập trên 500 triệu một tháng, chồng làm kinh doanh bất động sản nên không có lương mà chủ yếu dựa vào doanh thu hàng tháng.
Bình thường, gia đình tôi chi tiêu 30-40 triệu mỗi tháng, chưa kể các khꦏoản đôi lúc chồng phải đi tiếp khách, và vẫn luôn dành một khoản kha khá để đầu tư. Thấy có lãi là chồng ཧtôi bán ngay để lấy tiền đầu tư chỗ khác chứ không để tiền đó 'nằm chết' mãi một chỗ. Tôi cũng thích đi du lịch nên khi chưa có dịch, cả gia đình cứ mỗi tháng lại đi một lần để cho con lớn ba tuổi được trải nghiệm cuộc sống".
Đó là quan điểm của độc giả Annie Nguyen về cách chi tiêu của gia đình sau câu chuyện "Kiếm mười, tiêu bảy". Chúng ta nên dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho việc chi tiêu sinh hoạt; bao nhiêu cho nhu cầu giải trí, hưởng thụ, bao nhiêu để tiết kiệm, đầu tư? Đó luôn là câu hỏi khiến nhiều người phải đau đầu đi tìm câu trả lời xác đáng nhất. Thế nhưng gần như không có công thức chung cụ thể nào cho việc phân bổ, quản lý tài chính của mỗi gia đình.
Nói về kinh nghiệm quản lý chi tiêu của gia đình mình, bạn đọc Hung Hoangvan chia sẻ: "Tôi làm shipper, vợ tôi làm nhân viên văn phòng, đang ở trọ tại Hà Nội. Tổng thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồnꦯg vào khoảng 15-20 triệu đồng. Chúng tôi nuôi một con gái đang học lớp lá trường công, mỗi tháng tiền học phí hết 1,2 triệu đồng. Tháng nào tôi cũng cố🉐 gắng để dư lương của vợ (khoảng sau triệu) để tiết kiệm. Còn tôi cố gắng 'cày cuốc' để lo cho gia đình. Sau này, có khoản vốn, tôi sẽ dùng nó để làm ăn nhỏ và tiếp tục tiết kiệm.
Quan điểm của tôi là không có điện thoại, xe sang, quần áo đẹp cũng không chết được, chỉ không có tiền phòng thân lúc biến cố mới khốn khổ. Chúng tôi vẫn ăn tiêu thoải mái trong ngưỡng thu nhập của mình, vẫn thấy khá hạnh phúc và an tâm khi mình không nợ nần, có khoản dự phòng, gối đầu ngủ cho ngon và đó là bệ phóng phát triển sau này khi cơ hội đến. Những lúc dịch bệnh như thế này mới thấy tiết kiệm có giá trị to lớn hơn nhiều chiếc xe máy đẹp, quần áo, điện thoại sang vô g🗹iá trị nằm ở xó nhà".
>> Lương 20 triệu không tiết kiệm được đồng nào
Khẳng định tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý, duy trì thói quen tiết kiệm, tích lũy, độc giả Hà Nhật Minh nhận định: "Tôi thu nhập cũng khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng điện thoại không bao giờ mua quá năm triệu, lương đưa hết cho vợ, chỉ để trong ví hai triệu mua sữa cho con, xăng xe, dầu máy, rửa xe cũng chỉ vừa đủ. Tôi chẳng ăn nhậu nếu như không ra việc, mỗi sáng vẫn ăn cơm nhà. Tôi vẫn thấy hạnh phúc khi mỗi sáng chạy bộ vài km, ngắm nhìn đường phố hay những thứ nho nhỏ. Nếu gia đình có tháng chi âm tiền lương thì cũng chỉ có một lý do duy nhất là con ốm. Còn lại, chúng tôi vẫn dành ra một chút tiết kiệm. Cả n⛄ăm nay, vợ tôi mất việc do Covid-19, nhưng tôi thấy🎀 cuộc sống của gia đình mình vẫn ổn. Tất cả đều là do chúng tôi biết vun vén".
Trong khi đó, giữ lập trường 'tích tiểu thành đại', bạn đọc Thanh Hà nhấn mạnh: "Ngay khi lĩnh tháng lương đầu tiên, tôi đã làm cuốn sổ tiế💦t kiệm 50 nghìn đồng, đó là số tiền dư ra vào cuối tháng. Thấy vậy, ai cũng cười nhạo, nói tôi hâm. Đến cả nhân viên ngân hàng làm sổ cho tôi cũng cười. Từ đó, cứ dư được đồng nào là tôi bỏ꧟ vào sổ tiết kiệm ngay đồng ấy. Tôi không keo kiệt, chỉ chi tiêu theo nhu cầu bản thân khi thật sự cần, chứ không chạy theo trào lưu, đua đòi.
Tôi ăn uống ngon lành, bổ dưỡng, nhưng áo quần, xe cộ, điện thoại khi nào hư hay cũ mới mua thay. Tôi có nhiều áo giảm giá, điện thoại cũng mua model cũ. Tôi nhận việc ngoài để làm thêm, đi học thêm... Nhờ quá trì tích góp bền bỉ, đến nay 🥀tôi đã có hai căn nhà, một lô đất, xe tốt, hai bằng đại học chính quy trường top. Mấy tháng nay, tôi tránh dịch ở nhà nhưng vẫn sống khỏe. Tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, không đua đòi, chăm chỉ lao động, học tập... là điều nên làm dù ở bất cứ độ tuổi, vị trí nào".
>> Gia đình bạn quản lý chi tiêu thế nào? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.