Xung quanh bài viết "🥀Chạnh lòng khi thưởng Tết ở cơ quan chia theo bằng cấp", nhiều độc giả VnExpress cũng chia sẻ những câu chuyện buồn - vui về cách thưởng Tết ở công ty mình:
🔯 Tôi nói về thưởng Tết ở công ty tôi, tiền thưởng giống như tiền bảo hiểm. Nghĩa là lương thấp thì tiền cuối năm thấp, không ai lấy của ai cả. Doanh nghiệp họ cũng đau đầu khi bớt của mỗi người ra sao? Đấy là họ tính lãi ròng bằng năm trước. Năm sau lãi hơn, họ vẫn chia tỷ lệ. Tôi quản lý cấp nhỏ, tiền Tết chỉ hơn công nhân một ít, nhưng chênh với sếp to rất nhiều. Nhưng tôi biết họ xứng đáng.
𝐆 Khen thưởng không có yếu tố bằng cấp nhưng sẽ dựa vào mức lương. Công ty tôi Tết dương lịch sẽ thưởng 30% lương trước thuế. Ai lương cao thì tiền thưởng cao. Còn Tết âm, mọi người đều có lương tháng 13, tương tự lương trước thuế, cao thì tiền cao. Ngoài ra, còn có thưởng thêm, tuỳ chức vụ (trưởng phòng sẽ nhận thêm 3-4 tháng lương trước thuế, ban giám đốc thì có năm nhận thêm 4-5 tháng, còn nhân viên thì thêm từ 0.5-2 tháng). Tóm lại, thưởng không liên quan bằng cấp, nhưng dựa vào lương của mỗi người và chức vụ nên sẽ không bao giờ có chuyện thưởng của nhân viên đều bằng nhau được.
𝐆 Tôi làm công ty nước ngoài, thưởng cũng tính theo lương và đánh giá năng suất. Lương cao, công việc khó, trách nhiệm nhiều thì thưởng cao. Nếu cảm thấy bất công thì hãy suy nghĩ làm sao để mình được như họ. Thưởng chưa bao giờ chia đều theo đầu người, trừ khi đó là phần quà hay gì đó theo chế độ công ty, còn lương thưởng tháng 13 theo công việc và mức lương hàng tháng.
🐼 Như chỗ tôi làm chia thưởng Tết theo doanh thu một năm: Trưởng phòng 70%, rồi đến nhân viên chính thức 30% còn lại. Cuối cùng là nhân viên hợp đồng không được xu nào trong khi khối lượng công việc là như nhau, thậm chí còn phải đi lại chăm sóc khách hàng nhiều hơn. Không phải vì tôi kém cỏi nên mãi vẫn chỉ làm hợp đồng, mà vì cơ chế công ty chỉ cho chính thức ưu tiên con cháu trước, mà số này thì vô kể.
꧅ Gác lại chuyện đó, nếu công ty làm ăn thua lỗ ở chi nhánh nào thì toàn bộ nhân viên đến trưởng phòng (trừ nhân viên hợp đồng) đều phải tự bỏ tiền để bù lỗ đó. Và như nhánh tôi làm, phải bù liên tục hằng năm, cuối năm nhận thưởng 50-100 triệu đồng là bình thường, nhưng đến khi quyết toán lại phải bù lại gần bằng số đó, có khi còn hơn. Nên làm gì nó cũng có cái lợi và cái hại của nó, chia thưởng ra sao chính là việc của lãnh đạo.
🥀 Trước tôi đi làm cho công ty từ sáng sớm đến tối mịt, việc của ba người mà lương với thưởng vẫn còn không bằng những người vào trước vì họ tính thưởng theo thâm niên. Nhưng chính vì sự thua thiệt này mà tôi luôn nghĩ mình phải phấn đấu để tự thưởng cho mình thay vì trông chờ vào người khác. Nếu bạn thấy mình đã nỗ lực mà không được thưởng xứng đáng thì công việc đó, công ty đó đâu có xứng đáng với năng lực của mình.
ꦛ Cơ quan tôi chỉ thưởng khoản to cho viên chức. Nhân viên hợp đồng không được, mà trong khi cơ quan vẫn thiếu người làm việc. Tổng thưởng chia đều cho tổng số viên chức. Tức là cơ quan nào có 2-3 bạn hợp đồng thì viên chức lời to. Trong khi chúng tôi cùng lao động, cùng phải đi trực. Những hôm trực ngày, trực đêm, song vẫn không được nghỉ bù vì thiếu người làm, cũng thấy quá chạnh lòng.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.