HPV được cho là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung, được phát hiện trong 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV đường sinh dục là cực kỳ phổ biến nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ chuyển thành ung thư. Ước tính 75-80% người trưởng thành có hoạt động tình ꦫdục sẽ nhiễm HPV đường sinh dục trước 50 tuổi. Ngoài ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV còn gây ra các bệnh đường s🌟inh dục khác bao gồm mụn cóc và ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và dương vật.
HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng, hậu môn hoặc bất kỳ liên hệ nào khác liên quan đến vùng sinh dục. Bao cao su không bảo vệ hoàn toàn khỏi nhiễm HPV vì không bao được tất cả da tiếp xúc với bộ phận sinh dục. Nguy cơ bị nhiễm HPV t♍ăng lên với số lượng bạn tình của bạn và số đối tác mà bạn tình của bạn có. Hầu hết những người bị nhiễm HPV không có triệu chứng.
Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV là thoáng qua, 80% phụ nữ có ít nhất một 🔜lần trong đời nhiễm HPV và chỉ riêng virus thì sẽ không đủ để gây ung thư cổ tử cung. Đa số người nhiễm HPV sẽ tự khỏi, khoảng 10-20% HPV vẫn tồn tại. Khi nhiễm HPV dai dẳng, thời gian từ xâm nhiễm ban đầu đến nghịch sản nặng cổ tử cung và cuối cùng diễn tiến tới ung thư xâm lấn thường mất trung bình 15 năm, chỉ một số ít diễn tiến nhanh hơn. Vì vậy xét nghiệm thường xuyên rất quan trọng trong việc phát hiện bất thường cổ tử cung sớm, trước khi ung thư phát triển.
Hiện nay có các vắcxin chủng ngừa những type virus nguy cơ cao g🤪ây ra ung thư cổ tử cung, được khuyến cáo tiêm ngừa ở nữ giới 9 đến 26 tuổi. Không cần phải khám phụ khoa hoặc xét nghiệm ung thư cổ tử cung trước khi chủng ngừa HPV. Việc chủng ngừa HPV cho phụ nữ cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ mụn cóc sinh dục ở bạn tình nam, giảm nguy cơ ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.
Nhiều người cho rằng chủng ngừa vắcxin HPV rồi thì không lo ung thư cổ tử cung, thoải mái hoạt động tình dục và không cần đi tầm soát. Thực tế vắcxin chỉ phòng ngừa nhiễm HPV chứ không phòng ung thư cổ tử cung. Chích ngừa không có nghĩa là có thể൲ bỏ qua việc tầm soát ung thư cổ tử cung trong tương lai. Các loại HPV có nguy cơ cao khác, không được vắcxin phòng ngừa cũng có thể gây ung thư cổ tử cung. Khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến khích bắt đầu ở tuổi 21.
Thuốc chủng ngừa HPV không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtình dục khác như HIV, herpes, chlamydia, lậu. Điều quan trọng l🦂à phải quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Trưởng Khoa Ngoại Ung thư Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP HCM