"Nếu chỉ nghĩ đến chuyện thu phí tham quan thì chắc chắn khách nội địa sẽ chẳng ai tới Hội An nữa, bởi người ta có cần phải bỏ ra 80.000 đồng mỗi lần để xem lại một thứ cũng cứ mãi y như thế, chẳng có gì mới mẻ?", đó là quan điểm của tác giả Trinh Nguyen Xuan Nguyen sau bài viết "Không thể bắt du khách mua vé để bảo tồn Hội An".
Ủng hộ quan điểm trên, độc giả John cho rằng nên chọn đúng đối tượng để thu phí: "Tôi làm trong ngành du lịch tới nay đã được gần 20 năm. Theo quan sát của tôi, ♚khách nội địa vào phố cổ Hội An đa số vào chiều tối. Họ chỉ đi dạo vài vòng, ăn mấy món ăn vặt, uống ly nước, ngó nghiêng chụp ảnh... rồi ra 🅠khỏi Hội An lúc 22h. Có lẽ chỉ khoảng 30% du khách kêu ca, phàn nạn về chuyện phải mua vé vào phố cổ hoặc chê giá vé cao...
Tuy nhiên, trên góc nhìn của một người tổ chức du lịch, tôi rất phiền lòng vì không biết phải phân trần ra sao khi khách thắc mắc. Tôi có cảm giác giống như họ vào nhà hàng dùng bữa nhưng lại bị thu phí đi vệ sinh, bị công ty du lịch chăn dắt vào mấy chỗ mua sắm đắt đỏ vậy... Tôi tự hỏi: '80.000 đồng có phải là số tiền xứng đáng với trải nghiệm của du khách không?'. Ở đây, những người được hưởng lợi khi một lượng lớn du khách vào phố cổ (người kinh doanh) mới nên là đối tượng trả tiền bảo tồn thay cho du▨ khách - những người đã chi tiền vào nhiều dịch vụ tại đây".
Lấy dẫn chứng từ câu chuyện làm du lịch không thu phí của nước ngoài, bạn đọc Dang Nhat Huy chia sẻ: "Đến một thành phố 🅰cổ nổi tiếng hút khách du lịch như Brussels (Bỉ) mà người ta cũng đâu có thu phí khác tham quan? Quảng trường Grand Place cũng được công nhận là di sản văn hóa vật thể nhưng chính quyền không hề thu phí. Bù lại, dịch vụ của họ rất tốt. Khách du lịch tự do đến thăm quảng trường, quay phim, chụp ảnh và ngồi ở những nhà hàngജ gần đó để thưởng thức cà phê, bia - đó là cách họ kiếm ra tiền. Chỉ khi khách vào thăm quan bảo tàng hay các di tích cụ thể thì họ mới phải mua vé.
Quay trở lại câu chuyện của Hội An, khách du lịch đã phải trả tiền để thăm quan Chùa Cầu, nhà cổ và hội quán... nên không thể bắt họ phải trả thêm phí để đi dạo, ngắm cảnh hay ăn trưa hoặc tối. Những gì thuộc về công cộng thì nên miễ🅘n phí. Còn nếu lấy lý do thu phí để phân loại du khách, chỉ tập trung vào khách du lịch hạng sang thì càng không nên. Du lịch là qu𓂃yền của mọi người không phân biệt giàu nghèo.
Nói thẳng thì trên thang điểm 10 về dịch vụ, Hội An chỉ đạt 6,5 thôi. Có nhiều điều bất cập mà thái độ phục vụ là một ví dụ điển hình. Vài năm trước tôi đi Hội An, vào ăn tối đúng lúc nhà hàng đã kín chỗ. Nhân viên lập tức ra xua tay bảo với gia đình chúng tôi rằng: 'Đi trễ quá hết chỗ rồi. Đợi được thì đợi mà không thì đi chỗ khác'. Một câu nói không có lấy một chút gì lịch sự và tôn trọng khách nào, đã trở thành á꧑c cảm với chúng tôi mỗi khi nhắc tới Hội An. Vậy thì có xứng đáng để thu phí du khách hay không?
>> Thu ꦰphí vì Hội 🍰An là di sản, không phải phố ăn uống
Nhấn mạnh việc tôn trọng du khách chỉ đến Hội An để ăn uống, chụp hình, độc giả Tiến sỹ Gàn bình luận:ꦦ "Người ta ăn uống, chuyện trò, kết hợp nhìn ngắm chứ đâu chỉ đi ăn sáng chỉ để ăn, uống cà phê chỉ để uống. Người ta chọn đến ăn uống, dùng dịch vụ tại phố cổ cũng là một biểu hiện của sự trân trọng giá trị văn hóa của Hội An, muốn được hòa mình trong một không gian cổ kính. Còn đi để nhìn khung cửa, bức tường thì việc gì phải đi từ nơi này vào nơi khác, đến tận Hội An, vì nhà giả cổ thiếu gì.
Tại sao người Hà Nội lên vùng Tây Bắc khi giữa thủ đô có đến mấy cái bảo tàng kiểu dân tộc, chẳng thiếu nhà sàn, nhà rông, nhà mồ? Đó là vì thưởng thức di sản không phải là nhìn nhà, chụp ả𝐆nh vách, khun😼g, kèo, cột, nó còn là tận hưởng văn hóa, lối sống, hòa mình trong sự chuyển động thường nhật của môi trường sống, cảnh quan.
Di sản không chỉ là những khối kiến trúc, hiện vật xưa cũ. Nếu thế thì di sản đồng nghĩa với bảo tàng, và Hội An sẽ là một bảo tàng ngoài trời chứ không phải là di sản. Nhà cổ ở đây không phải là quây kín lại, không ai sử dụng, khai thác, chỉ có khách du lịch vào xem như di tích đềnꩲ đài.
Di sản Hội An không chỉ là phố cổ, nhà cổ, mà còn phải là các hoạt động đời sống đặc trưng của nó còn lưu giữ lại được, và vẫn đang vận hành, bao gồm cả buôn bán kinh doanh. Du khách sẽ được thưởng thức sự tổng hòa của phố cổ với các hoạt động đời sống đó. Tôi e rằng, nếu giữ Hội An theo cái cách tĩnh lặng nhiều ngườ💖i m𓃲ong muốn thì nó sẽ giảm giá trị đi rất nhiều".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.